3 hiểu lầm thường gặp về tiêm phòng cho trẻ

Nhiều mẹ sợ vắc xin gây tác dụng phụ, hoặc sẽ nguy hiểm khi tiềm nhiều... Không ít cha mẹ vẫn còn dè dặt trong việc tiêm phòng cho con, vì những hiểu lầm dưới đây.

1. Vắc xin gây tác dụng phụ

Nhiều phụ huynh lo sợ rằng, tiêm phòng có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ nguy hại sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, vắc xin ngày nay đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được cơ quan y tế từng quốc gia kiểm nghiệm gắt gao.

tiem phong

Liệu vắc xin có gây tác dụng phụ như các mẹ nghĩ? (Ành: beautyhealthtips)

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin thường chỉ trong thời gian ngắn và nhẹ, phổ biến là triệu chứng đau cánh tay hoặc sốt nhưng nhanh khỏi. Rủi ro chấn thương hoặc tử vong do vắc xin rất hiếm, so với những lợi ích mà tiêm phòng cho trẻ sớm đem lại cho cơ thể.

2. Tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc sẽ gây nguy hiểm

Tại các cơ sở y tế dự phòng, nhân viên có thể tiêm cho trẻ 2 mũi vắc xin cùng lúc. Điều này khiến cha mẹ lo lắng, liệu có làm tăng nguy cơ phản ứng phụ hoặc quá tải với hệ miễn dịch của trẻ hay không.

tiem phong cho tre

Tiêm phòng nhiều loại vắc xin phù hợp cho trẻ nhỏ (Ảnh: coordinare)

Thực tế, mỗi liều vắc xin giúp cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch và kháng thể riêng. Theo nghiên cứu của Ủy ban Tư vấn Thực hành Tiêm chủng Mỹ (ACIP) và Viện Hàn lầm Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ nhỏ có thể tiêm chủng nhiều loại vắc xin phù hợp trong cùng một thời gian, để phòng được nhiều bệnh càng sớm càng tốt cho trẻ. Ngoài ra, còn giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cho nhiều bậc phụ huynh.

3. Vắc xin gây bệnh tự kỷ

Nỗi lo này xuất phát từ một nghiên cứu năm 1998, khẳng định rằng vắc xin MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) gây ra chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, vào năm 2004, theo báo cáo của Viện Y học Mỹ, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa vắc xin MMR và bệnh tự kỷ. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng công bố kết quả tương tự đến năm 2010.

tiem phong cho tre

Nghe lời khuyên từ bác sĩ để tiêm phòng đúng cách (Ảnh: verywell)

UNICEF cho biết, gần 30% số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là do các bệnh truyền nhiễm. Phát minh vắc xin đã cứu sống 3 triệu trẻ em thế giới và 750.000 trẻ khỏi khỏi nguy cơ tàn tật mỗi năm.

Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng được những thành công nhất định. Vắc xin giúp ngăn ngừa hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979, loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000, đẩy lùi bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh từ 2005. Chương trình cũng giảm số người mắc bệnh sởi tới 3.010 lần, căn bệnh ho gà đạt 844 lần, bệnh liên quan đến bạch hầu đến 410 lần.

Tiêm ngừa đầy đủ giúp trẻ phòng tránh nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và bác sĩ cũng như tuân thủ lịch tiêm phòng đúng cách cho trẻ, để tăng hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng bệnh.

 

>> Những nguyên nhân không ngờ của bệnh mất trí nhớ Alzheimer

>> Cách trị cảm cúm cấp tốc ngày mưa không cần thuốc

 

Theo Khoahoc

Tin cùng loại

Bình luận