Mẹo dân gian chữa bệnh lở miệng cực hay

Bệnh lở miệng thường hay bị khi bạn ăn uống đồ nóng hoặc cay. Các vết thương thường xuất hiện rải rác ở phần mềm của miệng như phần phía bên trong và ngoài của môi, má thậm chí cả những vết lở mọc ở phần đầu lưỡi. Trong những trường hợp, người bệnh cảm thấy đau rát mỗi khi ăn, nói chuyện và nuốt nước bọt.

Viêm, lở miệng thường hay gặp:
- Bệnh hacpet môi (bệnh mụn giộp)
Bệnh thường bệnh ở vùng quanh môi, tạo nên các vết phồng, giộp đỏ bé xíu mọc ở miệng và những vùng quanh miệng như môi, lưỡi…gây đau và có thể tiết dịch. Bệnh này do vi rút hecpet gây ra và có thể lây truyền.
 
- Bệnh viêm loét miệng
Bệnh này gây ra những cơn đau bên trong miệng, thường thì xuất hiện những vết loét màu đỏ hoặc trắng nằm rải rác bên trong vùng mô mềm của miệng. Chúng khác với những vết giộp, loét do bệnh hecpet gây ra, thường xuất hiện ở vùng bên ngoài của môi trên. Bệnh này nguyên nhân do bị dị ứng với thức ăn, căng thẳng và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Như: Thiếu vitamin B dẫn đến lở miệng.

Vì vậy, theo lương Y Vũ Quốc Trung có thể dùng một số cách chữa theo kinh nghệm với bệnh lở miệng theo mẹo dân gian dưới đây.
 
1. Nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua từ 3-4 lần/ngày có thể giúp trị lở miệng khá hiệu quả.
 
Mẹo dân gian chữa bệnh lở miệng cực hay
 
2. Nghiền nát vài mảnh cùi dừa rồi đem ép lấy nước để súc miệng khoảng 3-4 lần/ngày.
 
3. Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay, dùng hai cốc nước này để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
 
4. Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm 1 cốc lá cỏ ca-ri, bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguộc dùng nước đó để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
 
5. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi, rồi gạn lấy nước dùng súc miệng (3-4 lần/ngày).
 
6. Nhai từ 5 đến 6 lá hung và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày thực hiện tầm 5-6 lần như vậy.

7. Súc và rửa miệng bằng nước có kẽm. Bạn có thể cho một viên thuốc kẽm vào ly nuwos, hòa tan và dùng chúng để súc miệng. Dùng thuốc kẽm dạng bột đắp vào hết vết lỡ cũng có tác dụng làm dịu vết loét.
 
8. Uống nước ép nha đam khi bụng đang đói. Loại nước ép này có tác dụng bôi trơn và tạo ra một lớp màng để bảo vệ các vết lở, loét.
 
Mẹo dân gian chữa bệnh lở miệng cực hay
 
Bên cạnh đó, chúng rất máy và có thể chữa lành cho những vết thương ở bề mặt da nhầy.
 
9. Bổ sung các viên B complex, kẽm, sắt. Biện pháp này không phát huy tác dụng chữa bệnh ngay tức thời, những về lâu dài sẽ điều trị dứt điểm bệnh lở miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
 
10. Bạn có thể pha chế loại nước súc miệng từ nghệ bằng cách đun sối của nghệ trong nước sạch và để nguội dung. Nước nghệ cũng mang lại tác dụng làm sạch miêng nhưng không gây bỏng phần da mỏng manh trong miệng.
 
11. Dùng khăn ngâm vào nước đá lạnh có pha muối rồi chấm nhẹ lên nững vết loét, làm nhiều lần trong ngày cho đến vết lỡ đỡ hẵn.
 
12. Tinh dầu tỏi cũng là một phương pháp sát khuẩn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát tỏi, lọc lấy nước và thoa chúng thường xuyên lên vết lở, loét.
 
13. Trường hợp bạn bị lở miệng do căng thẳng, bạn nên tránh những tình huống gây stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết giộp khó chịu mà còn suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
 
14. Ngoài ra, trường hợp này cần tránh nững thức ăn hoặc đồ uống nóng có khả năng làm cho những vết lở miệng trở nên trầm trọng hơn.
 
Mẹo dân gian chữa bệnh lở miệng cực hay
 
15. Hạn chế: những thứ có nhiều gia vị, axit (trái cây họ cam, quit hoặc nước ép của chúng), thức ăn cay, cứng hay giòn (các loại bánh quy, khoai tây chiên) hay quá nóng. Tiêu thụ những thứ có nhiều cồn hay caffeine cũng kích thích sự hình thành các vết lở miệng.

Tin cùng loại

Bình luận