Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh

Bệnh đẹn là một trong những loại bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng nếu không phát hiện bệnh sớm để chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân

Bệnh đẹn hình thành do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm vẫn ký sinh bình thường trên cơ thể ở phần lớn người trưởng thành cũng như ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Hầu hết các trường hợp trẻ bị đẹn là vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu để chống bệnh.

Những yếu tố chính gây nên chứng nấm miệng cho trẻ có thể kể tới là: trẻ đang sử dụng kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn chí, trẻ bị hăm bẹn dễ gây nhiễm nấm bẹn và lan ra vùng khác do tiếp xúc, không giữ gìn vệ sinh tốt, hoặc mẹ bị nhiễm nấm (đầu vú hoặc phần phụ ngoài), mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit… Mẹ bị stress, dị ứng, hay ăn đồ ngọt… cũng dễ nhiễm nấm hơn những người khác và dễ lây lan sang cho trẻ hơn.

 

Hệ miễn dịch trẻ yếu đễ bị bệnh (Nguồn: eva)

Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện ban đầu của trẻ bị đẹn là những đốm hoặc mảng trắng đục hay vàng nhạt nổi cộm lên trên lưỡi và niêm mạc miệng của trẻ. Những đốm này sẽ nhanh chóng lan ra khắp miệng khiến trẻ bỏ bú vì đau miệng. Nếu mà trẻ bị đẹn  dày thì khi rà miệng để tẩy các mảng nấm có thể sẽ để lại lớp niêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu khiến trẻ bị đau. Lưu ý: Nếu phát hiện cháu bị nấm miệng, thì nên điều trị ngay để tránh tình trạng trên, mẹ mà sốt ruột “cạy” những chấm trắng này ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.

 

Dấu hiệu nhận biết bênh đẹn ở trẻ (Nguồn: camnangyhoc)

Tác hại

Trẻ bị đẹn nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, gây đói bụng kéo dài dẫn đến trẻ khóc nhiều gây khàn giọng. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Trẻ sút cân nhanh, dù có ăn uống được cũng không tăng ký.

 

Trẻ thường biếng ăn (Nguồn: thuocbietduoc)

Cách điều trị

- Rau ngót: Phương pháp dùng rau ngót để điều trị bệnh đẹn cho trẻ sơ sinh rất thông dụng và hiệu quả. Thực hiện: lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót để lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé.

- Nước trà xanh: thực hiện: rửa sạch và đun sôi (lưu ý cho vài hạt muối), dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Lưu ý: Dùng nước trà xanh chữa đẹn chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi.

- Nước muối loãng: thực hiện: pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Sau đó, lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng cho sạch miệng trẻ.

- Thuốc muối dạ dày (Natri Bicacbonat): thực hiện: Lấy 50 g thuốc Natri Bicarbonat cho vào một cốc nước sôi để nguội, sau đó khuấy đều cho đến khi thuốc không tan thêm được thì thôi, chắt lấy nước thuốc, cho vào lọ, để dùng dần. Khi dùng, lấy tăm bông chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ bị tưa, bôi rộng ra cả ngoài rìa, vì thuốc không độc, dù có uống cũng không sao, ngày bôi thuốc nhiều lần sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Mật ong: Mật ong cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị tưa miệng cho bé. Ngoài ra, mật ong còn giúp trẻ phòng bệnh viêm họng. Lưu ý: nên sử dụng mật ong trị tưa lưỡi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Và sau khi tưa lưỡi cho bé bằng mật ong xong thì phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng.

Kết luận

Vậy, các mẹ phải luôn lưu ý hành động của con trẻ, luôn kiểm tra sức khỏe bé nếu phát hiện bệnh đẹn thì điều trị kịp thời và đúng cách, đồng thời tăng cường các dưỡng chất cho trẻ để hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

 

>> Bệnh tự kỉ ở trẻ em

>> Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh?

 

Nguồn: mayduavong

Tin cùng loại

Bình luận