Làm sao biết mình đang tụt huyết áp

Tụt huyết áp là hiện tượng được chuẩn đoán khi chỉ số huyết áp của người bình thường xuống thấp khoảng 90 mmHg. Hiện tượng này hiện rất phổ biến, nhẹ thì chỉ cần sơ cứu nhưng nếu bệnh ngiêm trọng thì cũng rất nhiều nguy hiểm.

Thường có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như tiêu chảy, mất máu, mất nước do nôn liên tục, mang bầu, bệnh về tim mạch, đói hay hoạt động quá sức.
 

Sau đây là những dấu hiệu khi bị tụt huyết áp:

 
Hoa mắt, chóng mặt

 

hoa mắt chóng mặt


Một vài biểu hiện dễ thấy nhất báo hiệu cơn tụt huyết áp đến là hoa mắt, chóng mặt, cảm giác như tất cả vật thể đang xoay tròn xung quanh không thể kiểm soát. Người bệnh cần phải nằm nghỉ ngay (nằm đầu thấp), không nên ngồi dậy hay thay đổi tư thế đột ngột.

Thở dốc, tim đập nhanh
Người bị tụt huyết áp còn có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc. Lúc này, cách tốt nhất là nên tìm chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
 
Mệt mỏi
Dấu hiệu phổ biến của người huyết áp thấp là yếu ớt, mệt mỏi, cảm giác bủn rủn chân tay và không thể di chuyển. Trong trường hợp này, ăn hoa quả tươi không chỉ giúp tăng cường năng lượng mà còn giảm cảm giác mệt mỏi.
 
Da tái xanh
Huyết áp giảm, do không được cung cấp đủ máu và ô-xy, dẫn đến da người bệnh tái nhợt đi trông thấy. Trong trường hợp huyết áp của xuống quá thấp sẽ gây cản trở hoạt động của tim và não, dẫn đến triệu chứng khó thở.

Buồn nôn, buồn vệ sinh liên tục

 

buồn nôn


Khi cơn tụt huyết áp sắp đến, người bệnh còn có cảm giác buồn nôn và muốn đi vệ sinh liên tục. Biện pháp khắc phục hiệu quả là nhấm nháp một ít nước chanh để kiềm chế cảm giác buồn nôn.
 
Da lạnh đột ngột
Khi huyết áp giảm đột ngột, bạn bắt đầu cảm thấy lạnh và run. Nguyên nhân chính là do cơ thể bạn không thể duy trì việc cung cấp đủ máu và oxy tới da.
 
Ngất xỉu
Ngất xỉu là một trong những dấu hiệu cần quan tâm của huyết áp thấp. Tình trạng này thường hay xảy ra sau khi bạn bị chóng mặt và mất thăng bằng cơ thể.

Lưu ý:
Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ, đảm bảo các chất dinh dưỡng. Uống nhiều nước, hạn chế uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích, nên ăn nhiều rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường, ăn mặn hơn người bình thường (khoảng 10-15g muối/ngày).
Tuyệt đối không được bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết. Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng và ngủ đủ giấc. Tập thể dục đều đặn, không quá sức như thể dục dưỡng sinh, đi bộ…

Thanh Diệp
Nguồn: www.doisongphapluat.com

Tin cùng loại

Bình luận