Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng

Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ và thời tiết nắng mưa thất thường khiến bạn dể mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng để có phương pháp phòng ngừa cho gia đình bạn ngay nào!

Thông thường mùa nắng nóng thường đem lại nhiều rắc rối cho cơ thể chúng ta, một trong số đó chính là những căn bệnh cứ "gõ cửa tới nhà". Người lớn có sức đề kháng tốt thì còn có thể chống chịu những căn mệnh này, nhưng trẻ em có sức đề kháng yếu hơn thì lại khác. Vì vậy bạn cần có hiểu biết nhất định về một số bệnh thường gặp trong mùa nắng để phòng ngừa cũng như cách chữa trị đúng cách cho gia đình.

Bệnh thường gặp đầu tiên: Bệnh đường hô hấp

Do muốn giảm cảm giác nóng nực của cơ thể như uống nước đá, đi bơi, tắm nhiều lần, nằm quạt, máy lạnh liên tục nhất là khi thời tiết nóng nhất nhất trong ngày (giữa trưa) hay trước khi đi ngủ sẽ dễ gây đau họng, sưng phế quản, viêm họng hạt, cảm, gây ho, sổ mũi, sốt. Từ cảm có thể gây biến chứng viên phế quản, viêm phổi.

Để phòng ngừa bệnh cảm tốt nhất là nên tránh tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố trên, không tắm đêm, không nên bơi quá lâu, không uống nước lạnh quá nhiều, không tắm đột ngột khi mới đi từ ngoài nóng về hay vận động xong. Nên uống nhiều nước hơn bình thường để bù nước cho cơ thể và làm mát cơ thể.

Bệnh thường gặp thứ hai: Bệnh tiêu hóa

Thức ăn trong ngày hè mau thiu hơn dễ gây ngộ độc. Nếu ăn trúng phải thức ăn này sẽ dễ tiêu ra phân lỏng hay nhầy trên ba lần trong ngày kèm theo nôn ói, dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy nôn ói làm mất nước và chất điện giải làm bệnh nặng hơn hay tử vong. Ở trê em sau một hai ngày thiếu nước sẽ bị hiện tượng tiểu ít, niêm mạc khô và sau đó sẽ bị sốt, ho,... Do vậy cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước và bù chất điện giải ngay lâp tức bằng cách uống Oresol. Nếu không có Oresol thì thay bằng nước muối đường, nước cháo muối. Khi bệnh không giảm xuống trong 3 ngày hoặc có kèm theo: Ói mửa nhiều, sốt, khát nước nhiều thì nên cho trẻ nhập viện. Đặc biệt cần lưu ý không được lạm dụng thuốc kháng sinh bởi vì việc tùy tiện uống thuốc không theo đơn sẽ gây nhiều hiệu quả khó lường. Khi bị tiêu chảy đã không được cung cấp nước mà đến khi mệt mới đưa vào bệnh viện. Sai lầm mà mọi người mắc phải là sợ uống nhiều nước sẽ chảy nhiều hơn, nhưng họ không biết nếu không được bù nước nhanh chóng thì sẽ rất nguy hiểm. Khi bị tiêu chảy, uống nước trái cây, nước ép sẽ làm bệnh tình nghiêm trọng hơn. Khi bị tiêu chảy nên ăn ít, uống nhiều, tránh thức ăn gây tiêu chảy nhiều hơn như:các loại đậu, bắp cải, giá...các loại trái cây có bột như lê, đào, mận...mà nên uống nhiều nước.Do cơ thể thải quá nhiều nước nên cần uống nhiều nước để bù lại, nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể bị khô và dẫn đến nhiều bệnh khác. 

Có chế độ ăn uống phù hợp để đường tiêu hóa của bạn tốt hơn (Nguồn: Thucphamsach)

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, người dân cần ăn thức ăn nấu chín, hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

Bệnh thường gặp thứ ba: Bệnh tay - chân - miệng.

Bệnh thường gặp trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây qua đường tiêu hóa. Biểu hiện của bệnh là các bóng nước nổi trên da, thường xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước này cũng thường xuất hiện ở miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng. Khi nổi bóng nước trẻ nhỏ có thể sốt nhẹ, quấy khóc do đau miệng, bỏ ăn. Một số trẻ có thể kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bong bóng nước hay cả khi bóng đã xẹp.

Trẻ xuất hiện các bọng nước, chấm đỏ ở tay và chân ( Nguồn: Tretho)

Đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng không thể coi thường căn bệnh này, cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời để bệnh không biến chứng nặng hơn. Bệnh có dấu hiệu biến chứng nặng khi: 

- Trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt hơn 38.5 độ C kéo dàu hơn 48 giờ và thuốc hạ sốt không có tác dụng.

- Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trangh nhiễn độc thần kinh, chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi.

 Trẻ có 1 trong 3 triệu chứng trên thì cần đưa trẻ đi khám để xử lý kịp thời.

Cách phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng

Những căn bệnh trên điều là những căn bệnh thường gặp nhưng lại dễ dàng phòng tránh nếu bạn có thể thay đổi thói quen không lành mạnh của mình.

-Ăn chính uống sôi: ăn chín uống sôi, ngâm rửa sạch rau củ và hoa quả. Tránh ăn rau sống, mắm tôm, gỏi cá, tiết canh, nem chua...

- Dinh dưỡng đủ chất: chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả. Bà nội trợ nên chú ý chọn lựa thực phẩm tươi ngon, chế biến phù hợp, chiều khẩu vị cả nhà.

- Uống nhiều nước: Ra quá nhiều mồ hôi gây mất nước, bạn có thể bù lại lượng khoáng đã mất bằng dung dịch điện giải hoặc chanh muối. Cần hạn chế các loại nước ngọt khiến cơ thể khát hơn; kem và đá lạnh sinh viêm họng; thức uống có tính lợi tiểu gây mất nước.

- Tránh sốc nhiệt: Khi đi ra ngoài, bạn nên che chắn cơ thể bằng cách đội mũ rộng vành, khoác áo gió, đeo kính râm, mang găng tay... để chống say nắng và tránh mất nhiều mồ hôi. 

- Vệ sinh thân thể: Để tránh mắc bệnh truyền nhiễm, bạn nên năng vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng. Tắm gội hàng ngày giúp tránh giải thoát bụi bặm, vi khuẩn, mồ hôi ứ đọng trên cơ thể. 

- Giữ nhà cửa sạch sẽ: bạn nên chú ý sắp xếp nhà cửa gọn gàng; lau sàn nhà, vật dụng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.

- Khám chữa bệnh kịp thời: ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, nên chủ động đi thăm khám sức khỏe sớm.

 

>> Phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa

Nguồn: Tổng hợp

Tin cùng loại

Bình luận