Triệu chứng và cách điều trị bệnh mộng du

Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó.

Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi.

Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài…

 

mong du

Mộng du (Ảnh: marryliving)

Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Có thể rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn.

Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1 đến 2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.

Triệu chứng

Mộng du thường gặp ở bé trai từ 7 đến 12 tuổi, và thường biến mất khi trẻ dậy thì. Khi trẻ đi lại trong đêm, chúng thường đi tiểu ở những nơi không đúng quy định, nói tục mà trong trường hợp thông thường hàng ngày không có.

  • Mộng du đơn giản: Người ta chia 2 trường hợp hành vi. Trường hợp thứ nhất, trẻ em ngồi ngay trên giường vừa nói vừa có những động tác quờ quạng, thỉnh thoảng lại nói. Trường hợp thứ 2, trẻ mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Trẻ mộng du vẫn mở mắt, và cái nhìn của bé thẫn thờ. Nếu có ai đó nói chuyện bé có thể trả lời chính xác, thậm chí có thể làm theo lệnh. Nhưng trẻ mộng du rất dễ bị kích thích, càu nhàu nếu chúng ta hỏi quá lâu. Đôi khi trẻ có thể làm những hành động như di chuyển đồ vật, bước xuống cầu thang, làm bể kính, lục tìm trong tủ lạnh, ăn uống… hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó. Loại mộng du này không nguy hiểm, diễn ra tối đa một lần mỗi tháng, kéo dài trong 10 phút. Mộng du có xu hướng biến mất trong vài tháng hoặc đến tuổi dậy thì.
  • Mộng du có nguy cơ: Đây là dạng nặng hơn của mộng du đơn giản. Mộng du kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2 – 3 lần/tuần. Trẻ mộng du có những hành động nguy hiểm: có thể tự gây tổn thương cho chính bản thân trẻ và những người xung quanh, có thể bị té ngã và có ý định trèo qua cửa sổ.

 

mong du

Mộng du ở trẻ nhỏ (Ảnh: benhviennhitrunguong)

  • Mộng du khiếp sợ: Những cơn đầu tiên của trẻ mộng du loại này có thể xuất hiện trước 6 tuổi hoặc sau 10 tuổi và kéo dài đến lứa tuổi dậy thì. Cơn khởi phát rất sớm sau khi ngủ. Ở trẻ em nhảy qua cửa sổ cao gấp 2 lần khi trong cơn mộng du. Triệu chứng mộng du của trẻ trong trạng thái vô thức và trong trạng thái khiếp sợ, có thể nằm tại chỗ không đi, hét rống lên trong đêm, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và hoạt động của cơ cũng tăng. Vỏ não của trẻ cũng đang trong giấc ngủ chậm và sâu, mộng du có thể xảy ra nhiều lần trong đêm.

Điều trị

Loại bỏ nguyên nhân gây ra căng thẳng, thiếu ngủ, stress, tránh bạo lực cho trẻ vào buổi tối. Giúp trẻ ngủ đúng giờ điều độ, môi trường ngủ thích hợp. Nên cho trẻ ngủ ở tầng trệt, đóng cửa sổ phòng khi ngủ. Nếu trẻ xảy ra nhiều cơn mộng du trong thời gian ngắn thì phải đưa ngay đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý để được điều trị mộng du kịp thời, tránh những hậu quả về sau.

 

mong du

Mộng du (Ảnh: infonet)

 

>> Những bệnh tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì

>> Những căn bệnh âm thầm bên trong cơ thể

 

Nguồn: WRU

Tin cùng loại

Bình luận