Lá trầu tốt cho sức khỏe như thế nào

Lá trầu, rất quen thuộc đối với người Việt Nam ngay từ xa xưa ông bà ta đã có tục ăn trầu, nhưng nay ta có thể sử dụng lá trầu trong trị bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Công dụng

- Làm thuốc giảm đau: lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau một cách nhanh chóng. Trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau là được. Hoặc nhai nát lá trầu không rồi đắp lên vết thương làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

 

Lá trầu giã làm thuốc giảm đau (Nguồn: cuocsongtre)

 

- Khắc phục tình trạng khó tiêu: lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải sẽ được loại bỏ do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn, nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu đối với cơ vòng.

- Hạn chế các cơn đau do đầy hơi: Lá trầu không là một trong những vị thuốc dân gian giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, bằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại gây ra. Nhờ đó, mà lượng axit trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược axit lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.

- Chữa táo bón: trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, để khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Do đó,làm giảm chứng táo bón. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản bằng cách nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng bạn đang đói hoặc băm nát lá trầu cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm, uống nước vào ngày hôm sau, khi bụng đói là sẽ có hiệu quả, sức khỏe của bạn sẽ dần hồi phục.

 

Lá trầu trị táo bón (Nguồn: caothaoduoc)

 

- Tăng cảm giác đói: chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến cho các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu nhất. Lá trầu có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng: nhai lá trầu góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, vẫn nên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Hoặc cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước để súc miệng hàng ngày sẽ giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

- Chữa ho: lá trầu làm tan đờm và hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Cách làm thuốc chữa ho từ lá trầu như sau: Đun sôi lá trầu trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu. Sau đó, lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày là được.

- Chữa viêm phế quản: lá trầu làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Do đó, tình trạng bị tắt nghẽn ở phổi sẽ được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

- Khử trùng: trong lá trầu chứa các poly-phenol sẽ ngăn ngừa sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạn chỉ cần đun lá trầu trong nước sôi sau đó dùng cho vết thương, chúng sẽ làm giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

- Trị nấm: lá trầu trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Chỉ cần giả nát lá trầu và chà xát lên những vùng da đang bị nấm, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

 

Lá trầu trị nấm (Nguồn: invorma)

Kết luận

Vậy, ta đã biết thêm nhiều công dụng chữa bệnh cho của lá trầu, từ nay ngoài việc chuẩn bị cho các cụ món trầu như truyền thống ta có thể sử dụng những lá trầu để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn vừa đơn giản lại rẻ mà hiệu quả lại cao.

 

>> Lợi ích ít ai biết của cần tây với sức khỏe 

>> Những công dụng tuyệt vời từ hành tím đối với sức khỏe

 

Nguồn: phunuonline

Tin cùng loại

Bình luận