Bé vòng kiềng - Nỗi lo của mẹ

Dù không gây nguy hiểm gì cho bé, đôi chân vòng kiềng vẫn khiến các bà mẹ rầu rĩ. Nhiều câu hỏi về vấn đề vòng kiềng ở trẻ nhỏ sẽ được trả lời trong bài viết này


Chân cong vì đâu?


Vòng kiềng là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Đều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn.
 

Bé vòng kiềng - Nỗi lo của mẹ

Đôi chân vòng kiềng (Nguồn: pasgo)


Trong các trường hợp hiếm gặp, thủ phạm tạo ra đôi chân cong là bệnh di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển, hoặc do thiếu vitamin D.
 

Trạng thái này kéo dài bao lâu?


Đôi chân sẽ dần dần bớt cong khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng khiến dáng bé trở nên ngay ngắn hơn, và mẹ sẽ từ từ mất cảm giác rằng chân con bị cong.

Ở tuổi lên 3, hầu hết các bé đã không còn dấu vết của đôi chân vòng kiềng nữa. Cho đến 7, 8 tuổi, đôi chân đã mang dáng dấp hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành.

 

Bé vòng kiềng - Nỗi lo của mẹ

Chân vòng kiềng còn dẫn đến hiện tượng “bàn chân bồ câu” (Nguồn: marrybaby)

 

Khi nào thì biết con bị vòng kiềng?


Mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối không sát vào nhau được.
 

Bé vòng kiềng - Nỗi lo của mẹ

Dấu hiệu nhận biết chân bị vòng kiềng (Nguồn: myeva)
 

Con sẽ được đeo nẹp để cố định chân?


Các bác sĩ hiện đại thường không khuyến khích phương pháp trị vòng kiềng này. Nếu bé thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ xem xét việc kê đơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc tập vật lý trị liệu để đưa chân bé về trạng thái bình thường.

>> 
Trẻ ngủ ngáy liệu có đáng lo?

>> Bảo vệ con trong mùa mưa

 

Theo marrybaby

Tin cùng loại

Bình luận