Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

“Trẻ em như búp trên cành” do đó việc giúp trẻ hòa nhập với thế giới bên ngoài cực quan trọng, vậy làm cách nào để giúp trẻ giao tiếp được đây?

Một số cách giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp

- Mở rộng vốn từ vựng: giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ của mình và học cách ghép từ thành câu và cho trẻ quen dần những từ đơn giản. Đặc biệt vừa nói vừa diễn tả sẽ giúp bé thấy thú vị và ghi nhớ lâu hơn, mỗi khi nhắc lại trong các cuộc giao tiếp hằng ngày thì sẽ dễ dàng gợi nhớ cho bé dần dần hình thành thói quen phản xạ nhanh cho trẻ.

 

Đọc truyện cho trẻ nghe giúp tăng vốn từ vựng (Nguồn: kenhphunu)

 

- Tập cho trẻ chủ động: tính chủ động là một trong những tính cần luyện tập cho trẻ ngay từ nhỏ trong mọi việc, và là một trong những cách để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Với thói quen này sẽ giúp trẻ tự lập hơn sau này.

- Hãy tạo cho trẻ biết lựa chọn: khi trẻ muốn một điều gì đó nhưng không biết diễn tả ra sao, giúp trẻ biết lựa chọn cũng là cách để giúp trẻ nói ra mong muốn đó của mình. Khi bé của bạn chỉ không chính xác những gì bé muốn, thì hãy giúp bé để bé có thể nói ra được thứ bé muốn bằng cách lựa chọn.

 

Tạo cho trẻ biết lựa chọn ngay cả trong trò chơi (Nguồn: thuviencantho)

 

- Học có sự chỉ dẫn của bố mẹ: bạn có thể mô tả bằng những hành động hay từ ngữ thú vị để trẻ dễ hiểu và lưu lại những hành động đó trong đầu mỗi khi nhắc đến.Bằng cách này, chúng ta có thể giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa hành động và từ mô tả hành động, và cũng là một bài học quan trọng để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

- Hãy để cho con bạn tự quyết định: khi chơi với con, bạn hãy để cho bé tự lựa chọn những món đồ chơi hoặc trò chơi mà mình muốn. Theo cách này sẽ tạo cho bé có cảm giác hứng thú, thú vị mỗi khi chơi.

 

Hãy khuyến khích con bạn tự quyết định (Nguồn: baomoi)

 

- Làm mẫu cho bé bắt chước: trẻ em rất thích bắt chước người khác, vì đây là độ tuổi mà mọi thứ đều rất lạ lẫm với trẻ, do đó kích thích sự tò mò dẫn đến muốn bắt chước để học hỏi, do đó bạn phải làm mẫu tốt cho trẻ làm theo.

- Thêm những vật mới lạ: lâu lâu bạn có thể thêm vào những vật dụng mới lạ trong gia đình mà bé không biết chúng, rồi giới thiệu cho bé, nhất là một thứ gì đó khác với những gì đi kèm với nếp sinh hoạt hàng ngày của bé. Cách này giúp bé thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và cải thiện được vốn ngôn ngữ của mình.

 

Hướng dẫn, giải thích cho con những vật mới lạ (Nguồn: tamlygiaoducpprac)

 

- Làm bình luận viên cho con: tức là bạn tường thuật lại những gì bé đang làm. Và nhớ là dùng những từ đơn giản trong vốn từ của bé để bé dễ hiểu nhớ được nhé.

- Tạo một môi trường cởi mở và thân thiện trong gia đình: vì trẻ còn quá bé để có thể diễn đạt hay và đúng, phát âm cũng chưa chuẩn nhưng đừng vì thế mà bố mẹ và người lớn chê trẻ, thay vì thế hãy tập trung và cổ vũ trẻ. Khi bé kể về trường lớp, về bạn bè hay cô giáo, bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe hết và những điều bé làm chưa đúng thì nên giải thích cho con hiểu và dạy con cách làm đúng. Đừng tỏ thái độ gay gắt với trẻ, điều này sẽ khiến bé sợ hãi không dám nói ra ý kiến của mình nữa.

 

Thường xuyên trò chuyện giúp bé cởi mở hơn (Nguồn: anhbeyeu)

Kết luận

Một môi trường gia đình thân thiện và hòa nhã sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn và muốn chia sẻ nhiều hơn. Khi trẻ nói ra được những câu chuyện đó, dần dần vốn từ sẽ tăng lên và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

 

>> Trò chuyện giúp con thông minh hơn

>> Cách giúp trẻ nâng cao trí nhớ

 

Nguồn: hanoiacademy

Tin cùng loại

Bình luận