Trẻ ngủ ngáy liệu có đáng lo?
Không đơn giản chỉ là triệu chứng ngủ thông thường, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Với trẻ em, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trẻ ngưng thở khi ngủ.
2-8 tuổi là khoảng thời gian hiện tượng ngủ ngáy bắt đầu hình thành và trở nên rõ rệt ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ càng thừa cân, béo phì, sống trong môi trường hút thuốc thụ động, dễ bị ngáy khi ngủ hơn so với những bé khác. Khi cơ thể mệt mỏi, điển hình là cảm lạnh, trẻ ngủ ngáy nhiều hơn.
Trẻ ngủ ngáy thực sự nguy hiểm nếu đi kèm hội chứng ngưng thở (Nguồn: marrybaby)
Hiện tượng ngáy khi ngủ ở trẻ có thể đi kèm với dấu hiệu khả năng tập trung giảm, khả năng ngôn ngữ và hoạt động thể chất cũng kém đi trông thấy. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là trẻ ngủ ngáy đi đôi với ngưng thở khi ngủ, nguy cơ tử vong là rất cao.
1/ Dấu hiệu trẻ ngủ ngáy đi đôi ngưng thở khi ngủ
Nếu phát hiện những bất thường sau, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều chỉnh kịp thời:
- Ngủ ngáy quá mức, đôi khi thấy trẻ ngưng thở chốc lát khi ngủ.
- Nhịp thở khi ngủ không đều, ngắt quãng.
- Giấc ngủ bị xáo trộn, trẻ thức giấc mệt mỏi, thiếu tập trung.
Trẻ thừa cân, béo phì có thể là dấu hiệu cần lưu ý (Nguồn: nutifood)
- Tăng cân đột ngột.
- Thường xuyên nhức đầu vào buổi sáng
- Trong gia đình có người thân mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
2/ Hệ quả của ngáy khi ngủ có nghiêm trọng?
Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở thường không đều, bị ngắt quãng. Hiện tượng này kéo dài làm châm lượng máu và ô-xy lưu thông lên não, dẫn đến việc cơ thể thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết. Sáng dậy, thay vì cảm thấy sảng khoái, trẻ lại uể oải, mệt mỏi. Về lâu về dài, tinh thần và sức khỏe bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ ngủ ngáy gây ra nhiều hậu quả khôn lường (Nguồn: yeutre)
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là trẻ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo đó, bé có thể bị đột tử trong lúc ngủ, nhẹ hơn phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm trí nhớ, giảm tập trung, dễ cáu gắt, trầm cảm…
3/ Cải thiện bệnh ngủ ngáy cho bé như thế nào?
- Giảm cân cho trẻ bị thừa cân, béo phì.
- Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên.
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc an thần, thuốc ngủ.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên (Nguồn: khoe)
- Hạn chế cho trẻ ăn nhiều và buổi tối. Tốt nhất khoảng 1 tiếng trước giờ ngủ, trẻ không nên ăn, thay vào đó uống sữa nóng hoặc ăn một chén súp nhỏ.
- Phòng ngủ của trẻ nên để thông thoáng, yên tĩnh. Để bé nằm gối cao vừa phải để giữ đầu cao hơn thân.
>> Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất?
>> Ngủ ngáy và dấu hiệu trở nặng của bệnh ung thư
Theo marrybaby
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ