Những sự thật ít biết về bệnh trầm cảm.
Cảm xúc là tấm gương phản ánh cách chúng ta nhìn nhận thế giới này. Nó giúp ta thông cảm với người khác, duy trì các mối liên kết và là một tín hiệu giao tiếp giữa các cá thể, cho phép ta thực hiện những nhu cầu về tương tác xã hội. Nhưng khi cuộc sống không như ý muốn, có khả năng chính những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của bạn. Bài viết dưới đây trình bày những sự thật ít biết về bệnh trầm cảm, các yếu tố chính ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận, cũng như phương pháp điều trị tiên tiến giúp ổn định tâm lý một cách hiệu quả.
1. Trầm cảm không đồng nghĩa với buồn bã.
Trong một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, cáu kỉnh và giận giữ là những biểu hiện nổi bật nhất. Thực tế cho thấy, những cảm xúc tức giận và kích động thường gây ra mức độ trầm cảm nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu về vấn đề này, giáo sư tâm thần học tại trường đại học Columbia cho biết: “Các bệnh nhân thường nói rằng họ rất dễ bùng nổ. Một cãi nhau với vợ chồng hoặc vì những vấn đề nhỏ nhặt một giọt sữa rơi ra ngoài cũng đủ khiến họ không kiềm chế được bản thân.”
Hãy để ý tới các triệu chứng như khó tập trung, ghi nhớ mọi thứ và đưa ra quyết định; mất hứng thú trong các hoạt động yêu thích và thay đổi khẩu vị, suy nghĩ, phản ứng và di chuyển trở nên chậm chạp. Ngoài ra, mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường thức dậy rất sớm vào buổi sáng mà không biết tại sao.
Trong một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, cáu kỉnh và giận giữ là những biểu hiện nổi bật nhất. Thực tế cho thấy, những cảm xúc tức giận và kích động thường gây ra mức độ trầm cảm nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu về vấn đề này, giáo sư tâm thần học tại trường đại học Columbia cho biết: “Các bệnh nhân thường nói rằng họ rất dễ bùng nổ. Một cãi nhau với vợ chồng hoặc vì những vấn đề nhỏ nhặt một giọt sữa rơi ra ngoài cũng đủ khiến họ không kiềm chế được bản thân.”
Hãy để ý tới các triệu chứng như khó tập trung, ghi nhớ mọi thứ và đưa ra quyết định; mất hứng thú trong các hoạt động yêu thích và thay đổi khẩu vị, suy nghĩ, phản ứng và di chuyển trở nên chậm chạp. Ngoài ra, mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường thức dậy rất sớm vào buổi sáng mà không biết tại sao.
2. Việc trị liệu thực sự có tác dụng.
Các nghiên cứu cho thấy, việc trị liệu tâm lý có tác dụng rất lớn đối với các bệnh nhân trầm cảm, ngay cả khi có sử dụng thuốc hoặc không. Có rất nhiều phương thức khác nhau nhưng đem lại kết quả tương đương nhau. Trong một thực nghiệm năm 2015 tại Anh, một nhóm đối tượng ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm khi tham dự tám nhóm theo phương pháp MBCT và luyện tập ở nhà; trong khi nhóm khác vẫn sử dụng thuốc chống trầm cảm và không được điều trị. Cả hai đều cho thấy tỷ lệ thành công tương tự sau hai năm. Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của bệnh nhân, các chuyên gia tâm lý có thể sử dụng một hoặc nhiều các phương pháp trị liệu cùng lúc. Dưới đây là một số liệu pháp hổ biến
-Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp bệnh nhân xác định, thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực và thói quen.
-Liệu pháp phân tâm – tâm động học: Nâng cao nhận thức mức độ ảnh hưởng từ những kinh nghiệm và các mối quan hệ trong quá khứ có tác động tới cảm nhận và hành vi.
-Liệu pháp kích hoạt hành vi: Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các hoạt động thú vị (như tập thể dục hoặc đi chơi với bạn bè) để cải thiện tâm trạng.
-Liệu pháp giao tiếp: Tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác.
-Liệu pháp giải quyết vấn đề: Giúp tăng cường khả năng đối phó với những kinh nghiệm căng thẳng.
-Trị liệu kĩ năng xã hội: Dạy các kỹ thuật thông tin liên lạc để áp dụng vào các tình huống hàng ngày.
-Tư vấn hỗ trợ: Giúp người bệnh vượt qua một sự kiện căng thẳng (chẳng hạn như một cái chết trong gia đình hoặc ly dị) và cách để đối phó với nó.
3. Thực phẩm có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiêu thụ cao hơn chất xơ, ngũ cốc và sản xuất ra có tác dụng giúp bạn cải thiện tâm trạng trong khi một chế độ ăn uống với các sản phẩm đóng gói chứa nhiều đường và ngũ cốc tinh chế sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Tiến sĩ Ramsey đưa ra gợi ý 5 loại thực phẩm tốt nhất bao gồm.
-Rau xanh.
-Hải sản:
-Đậu.
-Quả hạch.
-Sôcôla đen.
4. Mối liên quan giữa thời kì mãn kinh và bệnh trầm cảm.
Các chuyên gia từng cho rằng sự giảm estrogen tự nhiên xảy ra sau thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm. Nhưng các nghiên cứu mới đã cho thấy sự thay đổi tâm lý của họ cũng diễn ra trong quá trình tiền mãn kinh. Biến động hóc môn được xem là nguyên nhân chính của tình trạng đó. Tuy nhiên, tâm lý của họ sẽ trở về trạng thái bình thường khi các kích thích tố đã ổn định. Nhưng nếu sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, bạn nên tìm đến các bác sĩ phụ khoa để được tư vấn. Thuốc tránh thai cũng có tác dụng trong trường hợp này.
Theo health.
Tin cùng loại
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Nhận biết tâm lý đối phương qua biểu cảm khuôn mặt
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Lợi ích không ngờ tới khi bạn khóc
- Hành trang sinh viên vượt qua nỗi lo việc làm
- Vì sao ta hay gặp ác mộng ?
- Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ bóng tối
- Hội chứng Stockholm là gì ?