Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (tiếng Anh: Obsessive-Compulsive Disorder - OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến stress. Bệnh còn có tên khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Người bị mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có biểu hiện bệnh như có những ý nghĩ và hành vi lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được chẳng hạn rửa tay hàng chục lần, dành quá nhiều thời gian để sắp xếp đồ vật trong nhà theo thứ tự đúng với ban đầu.Bạn đã từng coi phim "Hãy nhắm mắt khi anh đến" chưa? Nam chính cũng là người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế biểu hiện bằng việc sạch sẽ thái quá của mình. Nhưng không phải mọi hành vi có tính chất ám ảnh cưỡng chế đều bị coi là dấu hiệu của bệnh, ví dụ như việc nghe kể chuyện mới đi ngủ được (ở trẻ nhỏ) hoặc các nghi lễ tôn giáo đều là các hành vi lặp đi lặp lại. Ngoài ra, việc lo lắng vừa phải trong một khoảng thời gian nào đó khi cuộc sống gặp khó khăn cũng được xem là các cảm xúc bình thường. Nhưng sẽ là bệnh thật sự nếu nó quá mức độ cần thiết và gây đau khổ cho người bệnh. Mức độ của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, nhưng nếu bị nặng mà không được điều trị sẽ làm thoái hóa khả năng làm việc, học tập thậm chí làm người bệnh không thoải mái trong chính căn nhà của mình, họ có thể mất vài giờ một ngày chỉ để thực hiện các hành vi cưỡng chế.
Các ám ảnh phổ biến nhất bao gồm:
- Sợ bị bẩn
- Sợ gây tổn hại đến người khác
- Sợ mắc sai lầm
- Sợ hành vi của mình không được chấp nhận
- Đòi hỏi tính cân đối và chính xác
- Nghi ngờ quá mức.
Ảnh hưởng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong cuộc sống
Mặc dù các triệu chứng điển hình của OCD thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh niên hoặc đầu trưởng thành, tuy nhiên cũng có tới một phần ba khởi phát khi còn nhỏ tuổi thậm chí có những đứa trẻ mắc bệnh trước tuổi đi học (người ta đã ghi nhận một số trường hợp OCD trước 2 tuổi). Ảnh hưởng của bệnh lên đứa trẻ ở giai đoạn đầu của cuộc đời gây những hậu quả nghiêm trọng cho chúng. Điều quan trọng là đứa trẻ cần được phát hiện và chữa trị sớm nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu lên sự phát triển. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn của não bộ có nguyên nhân từ sự bất thường trong xử lý thông tin do vậy căn bệnh không phải là lỗi của người mắc hoặc biểu hiện của nhân cách không ổn định, yếu đuối.
Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế lập đi lập lại một hành động rất nhiều lần ( Nguồn: Suckhoe)
Những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải đấu tranh rất quyết liệt để xua những ý nghĩ không mong muốn và hành vi cưỡng chế. Rất nhiều người có thể ngăn các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế xuất hiện trong nhiều giờ khi họ ở trong lớp học hay ở nơi làm việc. Nhưng qua thời gian đó sự kháng cự yếu đi và họ bị chi phối bởi hành vi ám ảnh mang tính chất lễ nghi rất mạnh, nó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bệnh nhân và đôi khi khiến họ khó có thể ở một nơi nào đó ngoài căn nhà của mình. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế kéo dài trong vài năm thậm chí hàng chục năm. Các triệu chứng có thể giảm độ khốc liệt theo thời gian và đạt độ ổn định lâu dài ở dạng nhẹ nhưng đối với phần lớn người bệnh các triệu chứng là mãn tính.
Nguyên nhân của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Trước đây người ta tin rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là kết quả của kinh nghiệm sống không phù hợp với sự phát triển của các nhân tố sinh học. Vì lý do đó căn bệnh này không chỉ được quy cho là do phương pháp dạy dỗ khi còn nhỏ, sự sạch sẽ quá đáng hay luôn tin hoặc nghĩ là mọi việc bất ổn. Nguyên nhân còn có thể do Gen và tính cách.
Theo nghiên cứu cho thấy sự liên hệ giữa căn bệnh này và yếu tố di truyền, theo đó gen ảnh hưởng đến từ 45 đến 65% cặp sinh đôi là trẻ em và 27 đến 47% cặp sinh đôi là người trưởng thành, điều này có nghĩa là nếu một người trưởng thành mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế và họ có anh (chị) em sinh đôi thì nguy cơ người anh (chị) em đó mắc bệnh là từ 27 đến 47%.
Xét từ góc độ tính cách người cầu toàn dễ bị mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên không được nhầm lẫn sự khác biệt cơ bản giữa họ bởi vì không phải người cầu toàn nào cũng bị bệnh này, với những người luôn mong trở thành hoàn hảo sự khác biệt là ở chỗ hành vi mang tính ép buộc thường phục vụ một mục đích có giá trị như là thành công trong công việc, nó khác với những ám ảnh và các hành vi mang tính chất nghi lễ của người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không đem lại lợi ích thực tế.
Cách điều trị bệnh ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không điều trị ngay lập tức được, nó cần một khoảng thời gian nhất định với sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu và cố gắng của bản thân. Nếu như người thân trong gia đình hoặc bạn bè mắc bệnh có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và bối rối nhưng sẽ là sự giúp ích rất lớn khi chấp nhận họ, cần thông cảm và hiểu rằng bản thân họ đã rất khó khăn trong việc đương đầu với căn bệnh. Nói chung những lời nhận xét tiêu cực chỉ càng làm tình hình xấu thêm, ngược lại nếu bình tĩnh,với trợ giúp từ phía gia đình kết quả điều trị tốt lên nhiều. Khi người mắc bệnh trong độ tuổi đi học điều quan trọng là bố mẹ bệnh nhân cần trao đổi với giáo viên để họ hiểu.
Có hai cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
- Dùng thuốc
- Trị liệu hành vi
>> Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
Nguồn: Tổng hợp
Tin cùng loại
- Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Nhận biết tâm lý đối phương qua biểu cảm khuôn mặt
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Lợi ích không ngờ tới khi bạn khóc
- Hành trang sinh viên vượt qua nỗi lo việc làm
- Vì sao ta hay gặp ác mộng ?
- Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ bóng tối
- Hội chứng Stockholm là gì ?
- Hội chứng sợ " Yêu"