Phân loại các chứng bệnh trầm cảm
Trong cuộc sống thường ngày, sẽ những lúc chúng ta cảm thấy tuyệt vọng hay chán nản. Nhưng nếu việc đó diễn ra thường xuyên và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, có khả năng bạn đã mắc bệnh trầm cảm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Tùy theo biểu hiện chúng ta có thể phân biệt các loại bệnh trầm cảm khác nhau, đồng thời trở thành cơ sở quan trọng giúp bạn chữa trị căn bệnh này.
Trầm cảm nặng.
Một số triệu chứng của dạng bệnh này là:
-Không quan tâm và hứng thú với các hoạt động giải trí thường ngày.
-Giảm hoặc tăng cân.
-Khó ngủ hoặc dễ buồn ngủ vào ban ngày.
-Hay mệt mỏi.
-Biểu hiện chậm chạp hay quá vội vàng.
-Có cảm giác tội lỗi và vô dụng.
-Có ý nghĩ tự sát.
Bác sĩ có thể chấn đoán bệnh nhân mắc dạng trầm cảm nặng nếu họ có từ năm các triệu chứng trở lên trong hai tuần hoặc lâu hơn, it nhất một trong các triệu chứng đó là tâm trạng chán nản hoặc mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
Liệu pháp trò chuyện sẽ được chọn lựa để áp dụng. Người bênh sẽ được gặp gỡ với các chuyên gia tâm lý, những người sẽ giúp họ tìm ra cách vượt qua cơn trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể mang lại lợi ích nhất định.
Tuy nhiên khi cả hai phương án không đạt được hiệu quả, có hai liệu pháp mới mà bác sĩ có thể sử dụng cho bệnh nhân là liệu pháp choáng điện (ETC) và liệu pháp lặp đi lặp lại kích thích từ xuyên sọ (rTMS). ECT sử dụng các xung điện rTMS ứng dụng của xung từ ngắn trên da đầu của một chủ thể với mục đích gây dòng điện trong tế bào thần kinh của vỏ não, giúp não kiểm soát tâm trạng tốt hơn.
Một số triệu chứng của dạng bệnh này là:
-Không quan tâm và hứng thú với các hoạt động giải trí thường ngày.
-Giảm hoặc tăng cân.
-Khó ngủ hoặc dễ buồn ngủ vào ban ngày.
-Hay mệt mỏi.
-Biểu hiện chậm chạp hay quá vội vàng.
-Có cảm giác tội lỗi và vô dụng.
-Có ý nghĩ tự sát.
Bác sĩ có thể chấn đoán bệnh nhân mắc dạng trầm cảm nặng nếu họ có từ năm các triệu chứng trở lên trong hai tuần hoặc lâu hơn, it nhất một trong các triệu chứng đó là tâm trạng chán nản hoặc mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
Liệu pháp trò chuyện sẽ được chọn lựa để áp dụng. Người bênh sẽ được gặp gỡ với các chuyên gia tâm lý, những người sẽ giúp họ tìm ra cách vượt qua cơn trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể mang lại lợi ích nhất định.
Tuy nhiên khi cả hai phương án không đạt được hiệu quả, có hai liệu pháp mới mà bác sĩ có thể sử dụng cho bệnh nhân là liệu pháp choáng điện (ETC) và liệu pháp lặp đi lặp lại kích thích từ xuyên sọ (rTMS). ECT sử dụng các xung điện rTMS ứng dụng của xung từ ngắn trên da đầu của một chủ thể với mục đích gây dòng điện trong tế bào thần kinh của vỏ não, giúp não kiểm soát tâm trạng tốt hơn.
Rối loạn trầm cảm tái diễn.
Nếu biểu hiện trầm cảm kéo dài trong hai năm hoặc lâu hơn, bạn có khả năng mắc chứng rối loạn trầm cảm tái diễn. Các triệu chứng bao gồm:
-Thay đổi khẩu vị (không ăn đủ hoặc ăn quá nhiều).
-Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
-Uể oải, hay mệt mỏi.
-Thường xuyên mặc cảm với bản thân.
-Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
-Cảm thấy tuyệt vọng.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Rối loạn lưỡng cực.
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực thay đổi nhanh chóng từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Khi đó, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện của bệnh trầm cảm nặng. Thuốc có thể giúp kiểm soát sự đổi tâm trạng và tùy vào tình hình bệnh nhân khi đó, các bác sĩ có thể cho phép sử dụng thuốc hoặc không.
Trầm cảm theo mùa.
Trầm cảm theo mùa là một kiểu trầm cảm nặng thường xảy ra nhất trong những tháng mùa đông, khi ngày ngắn và con người nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn bình thường. Nếu mắc chứng này, bạn có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, phương pháp trị liệu bằng ánh sáng cũng có tác dụng tương tự. Bạn sẽ cần ngồi ở phía trước một hộp ánh sáng đặc biệt từ 15-30 phút mỗi ngày.
Rối loạn trầm cảm có loạn thần.
Những người mắc bệnh này thường có các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng cùng các triệu chứng loạn thần, chẳng hạn như:
-Sinh ra ảo giác (nhìn thấy ảo giác hoặc nghe thấy ảo thanh).
-Hoang tưởng.
-Chứng Paranoia (lý giải hoàn toàn sai lệch các hành vi, cử chỉ, lời nói của người khác, các biểu hiện bình thường đều được quy kết cho là làm nhục hay đe dọa).
Bệnh nhân mắc chứng này có thể điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp ECT.
Trầm cảm sau khi sinh.
Những phụ nữ trong những tuần và tháng sau khi sinh con có thể bị trầm cảm sau khi sinh. Họ có thể được giúp đỡ bằng cách sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm.
Hội chứng tiền kinh nguyệt.
Phụ nữ với bị trầm cảm và các triệu chứng khác vào lúc bắt đầu kì kinh nguyệt của họ như cảm giác lâng lâng, khó chịu, hay lo ngại., khó tập trung, mệt mỏi, thay đổi trong ăn uống hoặc thói quen ngủ. Các loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc tránh thai có thể có tác dụng hạn chế dạng bệnh này.
Theo webmd.
Tin cùng loại
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Nhận biết tâm lý đối phương qua biểu cảm khuôn mặt
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Lợi ích không ngờ tới khi bạn khóc
- Hành trang sinh viên vượt qua nỗi lo việc làm
- Vì sao ta hay gặp ác mộng ?
- Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ bóng tối
- Hội chứng Stockholm là gì ?