Trị bệnh và những lưu ý khi dùng cua đồng

Cua đồng là món ăn quen thuộc, nhất là những gia đình ở nông thôn. Cua đồng không chỉ là món ăn ngon, nếu biết kết hợp với các nguyên liệu cua đồng còn là bài thuốc chữa bệnh rất hay.

Theo Đông y, cua đồng có tên điền giải, vị mặn, mùi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mạnh gân xương, tan máu tụ, giãn cơ, chữa mụn nhọt, sưng tấy, viêm cơ, sốt nóng, tiêu hóa kém. Để làm thuốc, cua được dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.
- Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu, để giúp trẻ con cứng cáp, nhanh biết đi, người ta thường dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai và yếm, chỉ lấy mình cua đem rang nhỏ lửa cho vàng và khô, giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hằng ngày, dùng bột cua này (mỗi lần 1-2 thìa nhỏ) đem khuấy với bột gạo cho trẻ ăn.
- Phòng bệnh còi xương cho trẻ: cua đồng 100 gr, giã nhỏ lọc lấy nước, rồi dùng nước này nấu cháo cho trẻ ăn hằng ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2-3 lần/tuần.
- Chữa đau răng, đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với khổ qua (mướp đắng) để ăn hằng ngày.
Những trường hợp sau không được ăn cua đồng:
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh mới khỏi bệnh
  • Người bị bệnh tim
  • Người có biểu hiện cảm lạnh

Tin cùng loại

Bình luận