Nhiễm khuẩn dạ dày Hp

Nhiễm khuẩn dạ dày Hp là căn bệnh được phát hiện khoảng trên 50% dân số thế giới. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân và tác hại của bệnh này như thế nào nhé!

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp) xảy ra khi trong dạ dày có sự khu trú của loại vi khuẩn này. Nhiễm khuẩn này thông thường xảy ra từ khi chúng ta còn nhỏ và góp mặt trong dạ dày của khoảng trên 50% dân số thế giới, đây là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày - tá tràng.
 
Hp
Hp rất khó nhận biết vì không có triệu chứng đặc trưng (Nguồn: cumargold)
 
Hầu hết rất khó để một người nhận biết rằng họ bị nhiễm khuẩn Hp, bởi vì loại nhiễm khuẩn này không có triệu chứng đặc trưng. Do đó, khi nhận nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng, bác sỹ sẽ tiến hành cho bạn kiểm tra nhiễm khuẩn Hp vì loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây chính gây bệnh.
 

Nguyên nhân gây nhiễm Hp

 
Tương tự như các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa khác, con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp cũng thông qua ăn, uống, hơi thở… Thông thường vi khuẩn Hp thường khu trú trong cao răng, niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và được thải ra ngoài qua phân hoặc các dịch nôn ói.
 
Hp
Ăn uống chung có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm Hp (Nguồn:ungbuouvietnam)
 
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các tiếp xúc trực tiếp giữa miệng người và miệng người khác qua hành động như hôn, mớm thức ăn… 

Vệ sinh môi trường kém, nguồn nước bị ô nhiễm cũng chính là nguyên nhân lớn nhất gây nhiễm Hp. Theo PGS. TS Trần Thiện Trung (ĐH Y dược Thành phố Hồ Chí Minh), ở những nước phát triển, có điều kiện vệ sinh tốt, nên tỷ lệ nhiễm Hp vào khoảng 25-35%. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh còn kém và chưa được nhiều quan tâm nên tỷ lệ nhiễm Hp vào khoảng 40-75%.

 

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp

 
Thông thường, mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì đặc biệt. Tới tận bây giờ, người ta cũng chưa lý giải được tại sao lại như vậy, nhưng rõ ràng là có một số người kể từ khi sinh ra đã có khả năng kháng lại các tác hại của vi khuẩn HP. Cụ thể, có tới 50% dân số trên thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị ung thư dạ dày.
 
Hp
Chán ăn là một biểu hiện có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn Hp (Nguồn: blogspot)
 

Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp

 
- Cảm thầy đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.

- Mức độ đau bụng tăng lên khi đói.

- Cảm thấy buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.

- Nôn khan, nôn vào những buổi sáng sớm.

- Cảm giác chán ăn

- Ợ hơi nhiều

- Luôn có cảm giác đầy bụng

- Bị sút cân không mà không rõ nguyên nhân

- Bị thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân

 

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi bắt đầu có những dấu hiệu bất kỳ tồn tại dai dẳng 


- Bị đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.

- Cảm giác khó nuốt.

- Quan sát phân thấy có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.

- Khi nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.

 

Các biến chứng khi bị nhiễm khuẩn dạ dày Hp

 
Loét dạ dày tá tràng: do vi khuẩn Hp làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng do đó tạo điều kiện acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra vết loét. Có khoảng 10% bệnh nhân có Hp chuyển sang loét dạ dày.

Thủng dạ dày: Việc vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét quá lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.

 
Hp
Hp có thể biến chứng thành viêm loét dạ dày (Nguồn: bizweb)
 
Viêm dạ dày tá tràng: vi khuẩn Hp làm kích thích lớp niêm mạc tế bào gây xung huyết, viêm niêm mạc.

Ung thư dạ dày: Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vi khuẩn Hp có tác hại cao nhất trong việc dẫn đến bệnh ung thư dạ dày

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về nhiễm khuẩn dạ dày Hp. Hãy có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt điều độ và hợp lý, cũng như có biện pháp phòng tránh thích hợp để tránh nhiễm loại vi khuẩn này cũng như để nó biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 
Nguồn:khoahocphattrien

Tin cùng loại

Bình luận