Sỏi Amidan - thủ phạm gây bệnh hôi miệng

Nếu phát hiện hơi thở của bạn có mùi hôi dù bạn đánh răng và súc miệng khá thường xuyên, thì có khả năng do sỏi Amidan tạo ra.

 
Sỏi Amidan nhỏ không gây ra bất kỳ biểu hiện đáng chú ý gì, nhưng nếu trong miệng bạn có một lượng lớn sỏi thì nó có thể gây nên các triệu chứng khó chịu như chứng hôi miệng, hoặc gây đau khi nuốt.

 

Sỏi Amidan là gì?

 
Sỏi Amidan là những hạt sỏi nhỏ, cứng, màu trắng vàng được hình thành trong các ngách của amidan do sự xâm nhập và ứ đọng của một số muối vô cơ, làm tắc nghẽn các tuyến của Amidan. Những viên sỏi này phát triển cùng với việc vi khuẩn sản sinh tạo ra khí lưu huỳnh và gây mùi hôi cho khoang miệng. Theo một số thống kê, 6 – 10% dân số mắc bệnh sỏi Amidan, trong đó người lớn từ 24 – 40 tuổi và những người có Amidan lớn thường hay bị sỏi Amidan.
 
 hôi miệng
Sỏi Amidan gây mùi hôi cho khoang miệng (Nguồn: bacsirangmieng)
 

Triệu chứng của bệnh sỏi Amidan

 
Triệu chứng của sỏi Amidan bao gồm: sưng tấy họng, hơi thở có mùi hôi, sưng đỏ Amidan, khó nuốt, có cảm giác có vật gì đó mắc ở cổ họng, đau tai do các dây thần kinh được kết nối với nhau, cảm giác có vị kim loại trong miệng, xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng trong họng. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi mà nó có thể gây đau đớn cho người bệnh trong việc nuốt thức ăn.
 
 đau họng
Sỏi Amidan có thể gây đau đớn cho người bệnh trong việc nuốt thức ăn (Nguồn: benhtaimuihong)


Cách ngăn chặn và điều trị sỏi Amidan

 
Đánh răng, lưỡi 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm giảm bớt sự khó chịu của sỏi Amidan. Nên súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những mảng thức ăn còn sót lại. Ngoài ra, dịch tiết từ mũi cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh sỏi Amidan, vì vậy cần phải làm sạch mũi. Hàng tuần, nên dùng dụng cụ để loại bỏ các vi khuẩn gây ra sỏi Amidan.

 
Theo Kênh 14

Tin cùng loại

Bình luận