Ngáy và những điều bạn cần biết
Việc tiếng ngáy xuất hiện bất ngờ nhưng càng ngày càng rõ rệt là dấu hiệu báo động rằng một điểm nào đó trong cơ thể bạn đang gặp trục trặc. Nhiều người lầm tưởng ngáy là thanh âm báo hiệu một giấc ngủ ngon nhưng không phải vậy.
Triệu chứng của bệnh ngáy
Khi bắt đầu đi vào giấc ngủ, từ giấc ngủ nông đến giấc ngủ sâu, các cơ vòm miệng (khẩu cái mềm), lưỡi và vùng hầu thanh quản giãn ra, đến một mức nào đó có thể rung lên hay làm tắc nghẽn một phần khí quản. Càng tắc nghẽn, càng phải hít thở mạnh hơn, làm cho mô rung càng nhiều hơn và tiếng ngáy mỗi lúc một lớn.
Gây hẹp đường thở thở có thể do khẩu cái mềm dày, sưng amidan hay viêm VA, lưỡi gà dài và lớn, béo phì. Ờ người già cơ trương vùng họng cũng giảm làm khẩu cái mềm sa xuống hơn.
Tắt ngáy cũng có liên quan với hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Do cơ trương vùng họng bị giảm quá nhiều làm tắt nghẽn khí quản gây ra những cơn ngưng thở kéo dài khoảng 10 -30 giây, làm bạn ngưng ngáy một lúc, sau đó ngáy lại càng lớn hơn do phải cố gắng hít thở mạnh để bù lượng oxy bị thiếu do ngưng thở.
Các mức độ của bệnh ngáy ngủ.
Nhẹ: Nằm xuống là ngủ, ngáy điều điều ở mức bình thường, không gây khó chịu cho những người xung quanh.
Vừa: Cũng ngáy nhiều nhưng ở mức độ mạnh hơn
Nặng: Ngáy mạnh như kéo gỗ (ngáy như sấm)
Rất nặng: Ngáy mạnh đến nỗi khiến người nhà rất khó chịu và ảnh hưởng đến hàng xóm.
Những người bị chứng ngáy thường có sự khác thường ở vùng vòm họng ( do vòm miệng nhỏ lưỡi gà dài, lưỡi to, cổ họng hẹp, có hạch lớn ở vùng họng) hoặc có thịt thừa, cục u phát sinh ở họng làm cản trở đường thở. Tiếng ngáy pát ra bởi sự rung chuyển của không khí khi đi ngang qua vòm họng có cấu trúc không bình thường, bị hẹp. Nguyên nhân là ở sự mở và đóng của các bộ phận không được nhịp nhành và gây trở ngại cho dòng không khí khi thở.
Để chẩn đoán bệnh chính xác cần đi khám tổng hợp một cách tỉ mỉ, nhất là về tai mũi họng.
Ngáy - những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe
Một khi tiếng ngáy vượt quá giới hạn nào đó về cường độ lẫn biên độ, nó sẽ làm chúng ta và cả người xung quanh ngày càng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh ngáy ngủ còn có thể phát triễn thành chứng ngưng thở khi ngũ ngây hại cho sức khỏe và khả năng dẫn đến tử vong vì não thiếu oxy. Ngáy làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm trí nhớ, suy tim, thiếu ngủ, ảnh hưởng đén sức khỏe kiến đầu óc kém minh mẫn, dễ gây tai nạn giao thông...
Sau một ngày lao động, nếu tiếng ngáy ồn ào hơn bình thường nhưng liên tục thì đó là dấu hiệu cho thấy người đó đang tìm lại sinh lực trong lúc ngủ. Ngược lại tiếng ngáy chói tai, ken két, nấc nghẹn trong lúc ngủ thì bạn nên tới ngay bác sĩ để khám và điều trị lập tức.
Nếu bạn mắc chứng ngáy nhẹ thì phải làm sao?
Nếu bạn chị bị ngáy nhẹ thì những phương pháp sau có thể giúp bạn giảm ngáy:
- Giảm ăn các chất béo, giảm cân ( nếu thừa cân) để bớt mở đọng ở cổ, giúp cổ được thanh thoát nhẹ nhàng.
- Tập thể dục. Tập thể dục giúp bạn thở một cách điều đặn, duy trì sức khỏe cơ thể tốt.
- Thay đổi tư thế khi nằm ngủ: Nằm nghiêng, trách nằm ngữa. Khi ngủ nằm ngữa, lưỡi gà và quai hàm dưới sẽ sụp xuống làm cho đường họng hẹp bớt và hơi thở khó qua.
Bạn có thể dùng máy thở để giảm mức độ tiếng ồn cũng như điều trị bệnh ngáy ( Nguồn: Bacsigiadinh)
- Dùng một số trang bị: Đeo mặt nạ ở mũi khi ngủ, đeo miếng nhựa bọc hàm răng trên và dưới để đưa hàm dưới ra trước hàm trên, làm tăng độ thông thoáng cho cổ họng. Nếu bị ngáy nặng có thể được khám, phẫu thuật tùy thuộc theo mức độ.
- Thay đổi lối sống: Giảm cân, thay đổi chổ ngủ tránh ảnh hưởng tới người khác, điều trị xung huyết và nghẹt mũi, tránh dùng rượu , thuốc lá, thuốc an thần, giảm đau.
Hãy quan tâm tới những biểu hiện của cơ thể ngay để kịp thời khám và điều trị.
>>Những lưu ý khi muốn giảm cân
Nguồn: Tổng hợp
Tin cùng loại
- Những hiểu biết về bệnh Alzheimer
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố
- Trị chảy máu cam đơn giản tại nhà
- Hiểu về bệnh viêm xoang
- Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
- Người bị cường tuyến giáp không nên ăn gì
- Cách chống say xe hiệu quả
- Những tác hại của thói quen trùm kín chăn qua đầu khi ngủ
- Những dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ xã hội
- Da mặt đẹp hơn nhờ quả mướp