Bệnh tiểu đường gây biến chứng mù mắt
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đáng báo động với số ca mắc hiện nay hơn 5 triệu người.
Điều tra mới đây của Bộ Y tế cho thấy, tại Việt Nam cứ 10 người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thì có tới 6 trường hợp không được chẩn đoán, điều trị. Sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ suy giảm thị lực, mù mắt tăng cao.
Biến chứng gây mù mắt của bệnh đái tháo đường
Võng mạc là một màng thần kinh nằm phía sau mắt, là nơi tiếp nhận mọi hình ảnh, sau đó truyền lên não, vì vậy chúng ta sẽ cảm nhận được thế giới xung quanh.
Bệnh tiểu đường
Trên võng mạc có rất nhiều mạch máu nhỏ để nuôi dưỡng võng mạc. Bệnh tiểu đường hay gây ra những tổn thương trên những mạch máu nhỏ này, làm cho những mạch máu này dễ bị vỡ. Khi các mạch máu này bị vỡ nó sẽ gây chảy máu trong mắt, sau đó sẽ dẫn đến mù mắt.
Những biến chứng của bệnh tiểu đường gây tổn trầm trọng tại võng mạc gồm:
- Xuất tiết, xuất huyết võng mạc: Đường huyết tăng cao làm tăng tính thấm thành mạch khiến dịch và máu rò rỉ hoặc vỡ ra tạo thành các đốm hay mảng xuất tiết, xuất huyết. Dịch tiết và máu ứ đọng phá vỡ vai trò hàng rào bảo vệ tế bào thị giác của RPE, làm phù nề võng mạc, gây giảm thị lực.
Bệnh tiểu đường gây biến chứng mù mắt
- Xuất huyết dịch kính: Đường huyết tăng làm dày màng nền mao mạch, gia tăng bất thường các tế bào nội mô… khiến mao mạch tắc nghẽn, võng mạc thiếu oxy nuôi dưỡng. Khi đó, RPE trên võng mạc sẽ tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới (tân mạch). Các tân mạch xâm lấn vào dịch kính, do thành mạch yếu nên dễ vỡ, gây xuất huyết dịch kính, ảnh hưởng thị lực.
- Bong võng mạc: Các tân mạch vỡ ra sẽ hình thành sẹo, quá trình liền sẹo sẽ co kéo, tách lớp RPE khỏi mao mạch, gây bong võng mạc… khiến người bệnh mất cảm nhận màu sắc, mất thị lực.
- Phù hoàng điểm: Có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khi có tình trạng xuất tiết, xuất huyết do rò rỉ, vỡ mao mạch hay tân mạch. Điều này là do dịch và máu ứ đọng ngày càng nhiều nhưng chức năng bơm nước thừa, chất cặn bã từ võng mạc ra ngoài của RPE hoạt động kém khiến võng mạc, đặc biệt là vùng hoàng điểm bị phù nề, dẫn đến mù lòa.
Điều đáng nói là khi bị đái tháo đường, nhiều người chỉ sợ các biến chứng cấp tính như đột quỵ, nhồi máu, thiếu máu cơ tim… mà không biết rằng mù lòa do võng mạc bị tổn thương còn đáng sợ hơn nhiều.
Bởi võng mạc thường bị tàn phá âm thầm, không có biến chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện nếu không tầm soát thường xuyên. Đến khi xuất hiện những triệu chứng rõ ràng như mờ mắt, tầm nhìn dao động, nhìn hình thấy đốm đen,… bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị rất phức tạp, thậm chí không điều trị được và phần lớn bệnh nhân sẽ bị mù vĩnh viễn.
Mù mắt do bệnh tiểu đường là loại mù có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh thay đổi quan điểm chăm sóc, bảo vệ mắt.
Không chỉ rửa mắt, làm sạch bằng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý…, bổ sung các khoáng chất đơn lẻ qua đường ăn uống như vitamin A, E, zeaxanthin, lutein…, người bệnh cần chú ý chăm sóc mắt từ bên trong, bổ sung các tinh chất như broccophane (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane trong Wit) có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin giúp RPE hoạt động tốt hơn, đồng thời giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, từ đó bảo vệ võng mạc một cách tự nhiên, hạn chế mù lòa.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị tiểu đường cần đi khám bác sĩ nội tiết và bác sĩ mắt thường xuyên để phòng ngừa biến chứng.
(Theo báo Dân Trí)
Tin cùng loại
- 5 sai lầm mà người bệnh đái tháo đường nên tránh
- Thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường
- Đừng hối tiếc nếu bạn không biết về bệnh đại dịch thế kỷ này
- Cây lược vàng hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Thực phẩm người tiểu đường không nên ăn
- Đối tượng bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
- 4 Loại cây dễ tìm góp phần điều trị chứng tiểu đường.
- Những lợi ích của đậu bắp với bệnh tiểu đường
- Làm thế nào nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ