Chăm sóc sức khỏe con gái tuổi dậy thì

Sức khỏe tuổi dậy rất quan trọng vì nếu cha mẹ không biết cách giúp con chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của con trẻ sau này.

Chăm sóc làn da

- Tuyệt đối không được dùng tay bẩn nặn mụn trứng cá, vì như thế sẽ tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập, gây tình trạng mụn trên mặt nặng thêm. Ngoài ra, khi nặn mụn, nhất là mụn còn non sẽ để lại vết thâm đen trên da mặt, rất khó chữa trị sau này.

 

Tuổi dậy thì rất dễ nổi mụn trứng cá (Nguồn: giadinh)

 

- Ngoài biện pháp rửa mặt hằng ngày, còn phải chú ý đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt, vì chúng sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ở độ tuổi mau ăn chóng lớn này. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả và uống nhiều nước để da bài tiết dễ dàng, thải chất cặn bã, rửa sạch lỗ chân lông qua đường mồ hôi.

- Mặc dù ở độ tuổi này học hàng rất quan trọng, nhưng không thức quá khuya để học hành hoặc vui chơi mà nên có thời khóa biểu phân bố thời gian học chơi cho phù hợp.

 - Ở độ tuổi này, rất nên tập thể dục cho da, tạo sự cọ xát để giúp các mạch máu dưới da được lưu thông ổn định hơn. Vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ nên tự xoa bóp da mặt để gạt bớt chất nhờn làm và lưu thông các tuyến cặn bã.

Chăm sóc núi đôi

- Tập thở sâu và đều: tìm nơi thật trong lành, ngày hai lần sáng và tối tập hít thở, bạn cần vươn cao hai tay lên đầu hít vào bằng miệng rồi từ từ hạ tay xuống đồng thời thở ra nhẹ nhàng bằng mũi, chú ý khi hít vào thót bụng hết cỡ để lồng ngực căng lên. Mỗi ngày chỉ cần tập từ 5 đến 10 phút.

 

Tập luyện để núi đôi phát triển khỏe mạnh (Nguồn: baomoi)

 

- Tập cho lồng ngực nở nang: bài tập chỉ cần ít phút sau khi bạn thức dậy. Dùng hai tay quay đều như nhảy dây và quay ngược lại. Rồi đánh tay như bơi sải và quay ngược lại. Cứ làm như vậy mỗi động tác 20 lần là đủ.

- Nếu thường xuyên luyện tập thể dục cơ ngực thì con bạn sẽ có núi đôi như mong muốn. Núi đôi có thể lúc căng lúc nhẽo do chịu tác động của hoóc môn sinh dục của buồng trứng tiết ra. Thường sắp đến ngày kinh nguyệt, núi đôi căng lên và hơi đau, sau khi hết thời kỹ kinh nguyệt, núi đôi nhẽo hơn rồi dần trở lại bình thường.

Chăm sóc kinh nguyệt

- Trong thời gian có kinh nguyệt thì không nên ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay… Cần tránh xa các chất kích thích thần kinh như cà phê, rượu bia, thuốc lá… Nên ăn thêm các chất có chứa sắt như lòng đỏ trứng gà, thịt, cá…

 

Mẹ nên giúp con gái tuổi dậy thì những ngày kinh nguyệt (Nguồn: baomoi)

 

- Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt bằng cách rửa và thay băng vệ sinh 2-3 lần trong một  ngày. Không nhất thiết phải kiêng tắm nhưng tránh tắm sông, ao, hồ… Không nên ngâm trong nước nóng quá hoặc lạnh quá lâu.

- Để duy trì một vòng kinh đều đặn, cần phải sống điều độ, không thức khuya, tránh buồn phiền, giận dữ, tránh những cơn xúc động mạnh ảnh hưởng đến thần kinh.

- Kinh nguyệt không đều sẽ gây nên sự mệt mỏi của cơ thể, da trở nên khô xám, giống như người bị suy nhược. Vì vậy muốn có một sức khỏe tốt, da hồng hào, mắt long lanh thì phải có một vòng kinh đều đặn.

Vệ sinh bộ phận sinh dục

- Phải rửa âm đạo ngày hai lần bằng nước sạch, rửa trên dòng nước chảy, như dùng vòi hoa sen hoặc gáo múc dội nước từ từ. Nên vệ sinh bằng nước từ từ, từ trước ra sau. Chú ý, không quay ngược trở lại, vì như thấy bạn vô tình đã dẫn vi khuẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục có hiện tượng ngứa thì phải dùng xà phòng diệt khuẩn hay nước đun sôi pha muối.

- Cần chú ý giữ gìn màng trinh. Vì màng trinh quá mỏng, rất dễ bị rách do va chạm và cọ xát mạnh như chạy nhảy, tập thể thao quá sức, ngã mạnh gây tổn thương bộ phận sinh dục, hoặc do các em vô ý hay nghịch ngợm cho tay vào âm đạo gây rách màng trinh.

Chăm sóc vóc dáng

- Bởi vậy cần phải thường xuyên luyện tập để cơ thể phát triển cân đối. Ngồi học không đúng tư thế dẫn đến hậu quả vẹo cột sống, gù lưng. Không được gánh gồng, mang vác nặng quá sức mình, tránh ngã, va chạm mạnh. Để giúp xương phát triển tốt, các em cần có một chế độ ăn giàu can xi và chất sắt. Như trái cây chín, cà chua, cải xoong, rau muống, tôm cua, gan lợn, gan bò…

 

Ngồi học đúng tư thế (Nguồn: dkn)

Kết luận

Đây chính là tuổi ăn tuổi lớn, có thể các em chưa biết gì nhiều về sự thay đổi trên cơ thể mình, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên quan tâm gần gũi với các em hơn để chia sẻ những khó khăn trong quá trình chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì  mà các em gặp phải, để các em có quá trình phát triển an toàn và thành công nhất.

 

>> Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên

>> Chăm sóc sức khỏe cho một chu kỳ kinh nguyệt

 

Nguồn: doisongphapluat

Tin cùng loại

Bình luận