Những bộ phận có độc ở rau củ không được ăn
Một số loại thực vật có thể ăn từ gốc đến ngọn tuy nhiên một số thì không lành tính như vậy. Dưới đây là những bộ phận có độc tuyệt đối không nên ăn.
1. Cành và mầm khoai tây
Khoai tây thuộc họ cà, mà tất cả những loài thực vật thuộc họ này đểu có chứa solanin - đây là một chất rất độc. Ở khoai tây, solanin tập trung chủ yếu ở các cành và mầm, do vậy cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận có độc trước khi chế biến. Tuy nhiên theo các khuyến cáo thì không nên ăn khoai tây đã mọc mầm.
Không nên ăn khoai tây đã mọc mầm (Nguồn: Internet)
2. Lá cà chua
Cà chua cũng thuộc họ cà, từng là loại thực vật đáng sợ ở Châu Âu trong hơn 200 năm và chỉ được dùng như một vật trang trí cho đến những năm 1800. Trong lá cà chua có chưa solanin và tomatin có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và nếu ăn một lúc quá nhiều có thể gây tử vong.
Cà chua chỉ được dùng để trang trí cho đến những năm 1800 (Nguồn: Internet)
3. Quả của cây măng tây
Hầu hết những cây măng tây ngày nay được lai tạo đều là giống đực tuy nhiên ở những giống cây cái có thể cho ra những quả màu đỏ rất hấp dẫn. Trong những quả này có chứa sapogenin, khiến chúng ta bị nôn mửa và tiêu chảy, đối với động vật có thể gây tử vong.
Những quả này có thể khiến chúng ta bị nôn mửa và tiêu chảy (Nguồn: Internet)
4. Lá và hoa cà tím
Trái cà tím thường bị hiểu nhầm là rau củ có độc không nên ăn tuy nhiên solanin chỉ tập trung nhiều ở lá và hoa còn việc ăn sống cà tím có thể gây ngộ độc là không đúng sự thật.
Solanin tập trung nhiều ở hoa cà tím (Nguồn: Internet)
5. Hạt táo
Trong hạt táo có chứa amygdalin, chất này sẽ giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzim trong đường ruột. Tuy không gây hại quá nhiều cho chúng ta vì phải nhai khoảng 200 hạt thì mới có thể gây tử vong, thế nhưng chúng ta cũng nên loại bỏ chúng vì vị của chúng cũng chẳng hấp dẫn gì cho lắm.
Hạt táo có chứa amygdalin, sẽ giải phóng cyanid trong đường ruột (Nguồn: Internet)
6. Cây cơm cháy
Tất cả các bộ phận cây cơm cháy đều có độc, nhất là các phần rễ, lá, thân và cành. Ăn sống quả cơm cháy có thể gây nôn mửa, do đó cần nghiên cứu kĩ và làm theo công thức nấu ăn, không nên tự ý thay đổi vì dễ gây ngộ độc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn cây cơm cháy.
Ăn sống quả cơm cháy có thể gây nôn mửa (Nguồn: Internet)
7. Lá đại hoàng
Thân cây đại hoàng là nguyên liệu chế biến tuyệt vời thế nhưng nếu ăn lá cây đại hoàng, bạn có khả năng bị ngộ độc cao và phải đi cấp cứu. Trong lá đại hoàng có acid oxalic và anthraquinone glycoside, đây là hai chất cực độc có thể gây nôn mửa, đau dạ dày hoặc co giật.
Ăn lá cây đại hoàng có khả năng bị ngộ độc cao và phải đi cấp cứu (Nguồn: Internet)
Theo Suckhoedoisong
Tin cùng loại
- 7 sự thật thú vị không phải ai cũng biết về thức uống tăng lực quốc dân - Red Bull
- Dinh dưỡng nào có lợi cho não bộ
- Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì nên ăn để thai nhi khỏe mạnh
- Những loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
- Thực phẩm cho trẻ tăng cân nhanh
- 5 thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe
- 3 lưu ý khi ăn trứng gà mà bạn cần biết
- Nước cà rốt tươi có phải là thần dược?