Nhiều người trẻ mắc bệnh đau lưng
Trước nay, người ta thường nghĩ bệnh đau lưng chỉ gặp ở người già, hoặc những người lao động nặng. Tuy nhiên, thực tế căn bệnh này đang không ngừng gia tăng ở người trẻ, đặc biệt những đối tượng là dân văn phòng, người bán hàng.
Bệnh không chỉ của người già
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia thần kinh, cứ 5 người thì có 4 người bị đau lưng tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ và cứ 6 ngày nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe thì có 1 ngày nghỉ làm việc là do đau lưng xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước.
Bà Nguyễn T.N (Chương Mỹ, Hà Nội) đang điều trị tại khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện 103 cho biết: Bà chỉ làm những việc đơn giản như bế cháu, ngồi lên đứng xuống nhiều khiến bà thường bị đau vùng thắt lưng. Bà không quan tâm nhiều tới bệnh, chỉ khi không đi thẳng được mới vào viện điều trị một đợt kháng sinh giảm đau.
Chị Nguyễn Thị Minh (Ba Đình, Hà Nội), nhân viên kế toán của doanh nghiệp nước ngoài mới ngoài 30 cũng đã bị đau vai gáy và vùng lưng. Chị cho biết, chị thường xuyên phải làm việc hơn 10h một ngày. Đêm về vùng cổ, lưng của chị bị đau nặng, thường phải nhờ con, nhờ chồng xoa bóp, đau khiến đi lại khó khăn.
Nguyên nhân đau lưng
Theo các bác sĩ, nguyên nhân đau lưng thì có nhiều, có thể do thương tổn ở gân và dây chằng do sự căng giãn quá mức.
Đối với người trẻ có thể do ngồi sai tư thế hoặc do tập luyện quá mức. Những cơ lớn của vùng lưng trên có thể bị các nguy cơ gây khó chịu hoặc đau do những hoạt động hàng ngày.
Đối với người trung tuổi, người già có thể do béo phì, hoặc yếu cơ vùng bụng đều có thể làm gián đoạn sự cân bằng của cột sống, làm cho cổ có xu hướng cong về phía trước để bù trừ hoặc do thoái hóa cột sống, các bệnh lý về xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, bệnh thường chia làm 2 loại đau lưng cấp và đau lưng mạn tính, dựa trên thời gian kéo dài của nó. Đau lưng cấp là những cơn đau lưng kéo dài trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến vài tuần. Những triệu chứng của đau cấp tính thay đổi từ nặng ví dụ như cảm giác như dao đâm, đến những cơn đau cơ nhẹ, hạn chế sự dẻo dai và hạn chế khả năng cử động, và mất khả năng đứng thẳng.
Nếu cơn đau lưng kéo dài trên 3 tháng, thì người ta gọi đó là đau lưng mạn tính. Nguyên nhân của đau lưng mạn tính đôi khi rất khó xác định và cần phải được điều trị.Với bất cứ dạng đau lưng nào, việc phòng ngừa chúng là một cách để duy trì sức khỏe lâu dài.
Liệu pháp giúp bạn thoát đau lưng
Bệnh đau lưng khi nhẹ có thể tự khỏi chỉ cần nghỉ ngơi, hoặc xoa bóp, massage, chườm ấm, tập vận động, nhưng nặng hơn nếu không được điều trị sẽ gặp nhiều biến chứng cho người bệnh như thoái hóa cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh ảnh hưởng nhiều đến vận động và sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Đối với tây y, nếu bệnh đau lưng cấp thường được điều trị bằng các đợt thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, nhưng khi bệnh trở thành mạn tính, điều trị bằng nội khoa không có tác dụng thì người bệnh sẽ phải chỉ định phẫu thuật, như vậy vừa tốn kém về kinh tế vừa gặp nhiều tác dụng phụ.
Theo Vietnamnet
Tin cùng loại
- Tránh những thói quen này để có hệ cơ xương tốt
- Những thực phẩm tốt cần thiết cho người bị gout
- Những vấn đề liên quan đến bệnh loãng xương mà bạn cần hiểu rõ
- Bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì
- Những thực phẩm cần thiết cho bệnh xương khớp
- 7 lý do khiến tay thường bị sưng to
- 8 thói quen tốt để có hệ xương khớp khỏe mạnh
- Vẹo cột sống
- Bệnh phong thấp
- Vì sao ta hay bị đau mỏi cơ bắp ?