Lợi ích của hạt dẻ đối với sức khỏe
Hạt dẻ là loại hạt được nhiều người yêu thích bởi mùi vị và độ bùi ngon của hạt, bên cạnh đó, hạt dẻ có nhiều công dụng cho sức khỏe con người.
Lợi ích của hạt dẻ
- Bổ thận, tốt cho tim mạch, ngừa các nguy cơ gây ung thư: hạt dẻ hay còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ, thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Cung cấp năng lượng: loại hạt dẻ khô chứa hàm lượng vitamin khá cao. Bên cạnh đó, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
- Bảo vệ tim mạch: hạt dẻ chứa loại axit béo thuộc họ Omega-3 sẽ giúp kháng viêm và bảo vệ tim, chất phytosterol giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.
Hạt dẻ giúp bảo vệ tim mach (Nguồn: healthplus)
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: những chế phẩm từ hạt dẻ không những an toàn mà còn tốt cho người huyết áp cao, bệnh nhân đã được thay van tim nhân tạo và những người mắc bệnh tiểu đường.
- Hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu, với hàm lượng mangan cao nên hạt dẻ chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim.
Một số bài thuốc quý trong các bài thuốc dân gian
- Bổ thận, mạnh gân cốt: dùng hạt dẻ, gạo tẻ để nấu thành cháo, cho thêm đường trắng, ăn mỗi ngày một lần, giúp bạn bổ thận và gân cốt.
- Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: hạt dẻ khô khoảng 30 g đem nấu chín với nước, rồi cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc đi ngủ.
- Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người già: dùng 30 g hạt dẻ tươi đem nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, để đạt hiệu quả.
- Trị bệnh hen suyễn, thận và khí hư ở người lớn tuổi: chỉ cần 60 g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2 đến 3 lát gừng tươi, hầm để ăn mỗi ngày một lần là được.
Hạt dẻ trị bệnh hen suyễn (Nguồn: webphaidep)
- Trị viêm miệng - lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: đem hạt dẻ rang chín, rồi mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần từ 5-7 hạt.
- Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Dùng khoảng 30 g hạt dẻ, 12 g phục linh, 10 quả táo, 60 g gạo tẻ, đem rửa sạch nấu thành cháo, khi ăn thì cho thêm đường trắng.
Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
- Không nên ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong hạt dẻ hầu như không có hàm lượng chất xơ, nên khi ăn nhiều sẽ gây ra chứng táo bón. Những người tiêu hoá kém ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị, gây tổn hại sức khỏe của bạn.
Ăn nhiều hạt dẻ gây đau bụng, khó tiêu (Nguồn: phunutoday)
- Người bị bệnh dạ dày cũng nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh ra nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người mà bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân đang mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ. Đặc biệt, mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
- Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu bị mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay, không nên ăn những hạt này.
- Trước khi rang hay chế biến các món ăn từ hạt dẻ thì nên lưu ý cần rửa thật sạch hạt dẻ hoặc bóc bỏ vỏ. Rang hạt dẻ vừa chín không được đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất có trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để nơi thoáng mát, sạch sẽ.
Hạt dẻ rang (Nguồn: cooky)
Kết luận
Tóm lại, hãy bổ sung ngay hạt dẻ cho gia đình mình để đảm bảo sức khỏe, nhưng cần ăn với hàm lượng vừa đủ và chú ý những lưu ý trên khi ăn hạt dẻ để mang lại hiệu quả mong đợi.
>> 7 công dụng của lạc luộc đối với sức khỏe con người
Nguồn: newszing
Tin cùng loại
- 7 sự thật thú vị không phải ai cũng biết về thức uống tăng lực quốc dân - Red Bull
- Dinh dưỡng nào có lợi cho não bộ
- Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì nên ăn để thai nhi khỏe mạnh
- Những loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
- Thực phẩm cho trẻ tăng cân nhanh
- 5 thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe
- 3 lưu ý khi ăn trứng gà mà bạn cần biết
- Nước cà rốt tươi có phải là thần dược?