7 điều bạn không nên nói với người bị trầm cảm.

Bạn muốn giúp đỡ bạn bè và người thân xung quanh, những người đang có dấu hiệu bị trầm cảm bởi áp lực cuộc sống. Nhưng không phải lúc nào những hành động của bạn cũng mang lại kết quả tốt. Dưới đây là 7 điều bạn không nên nói với những người bị trầm cảm để tránh cho tâm trạng của họ diễn biến theo chiều hướng xấu đi.

“Tại sao anh/chị không thử tập thể dục? Tôi nghe nói điều đó sẽ giúp anh/ chị cảm thấy khá hơn.”
 
Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý phức tạp, không thuộc về phạm trù cơ thể vật lý. Những lời khuyên như chạy bộ, thể dục thể thao không giúp những dấu hiệu của bệnh trở nên tốt hơn. Thậm chí, nó còn khiến người bị trầm cảm cảm thấy phiền phức và bị tổn thương.
 
“Anh/chị nên đi du lịch xem sao”.
 
Theo các chuyên gia về tâm lý, xách valy và đi không phải là một biện pháp giúp giải quyết triệt để căn bệnh này. Trầm cảm vẫn tồn tại trong nhận thức, và nó còn khiến bệnh nhân cảm thấy tồi tệ hơn trước cảm giác có lỗi vì không thể khỏi bệnh dù đã nghe theo lời khuyên của người khác.
 

“Tôi hoàn toàn hiểu cảm giác của anh/chị. Tôi cũng đã từng trải qua những việc tương tự như thế.”
 
Đừng nên nhầm lẫn. Phiền muộn trong cuộc sống và trầm cảm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một bên là trường hợp bạn có thể gặp mỗi ngày và có khả năng phục hồi sau đó, một bên là căn bệnh mãn tính nguy hiểm có thể gây chết người.
 
“Tất cả là do suy nghĩ trong đầu anh/chị thôi.”

Đúng, trầm cảm bị  gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não bộ. Nhưng câu nói này sẽ khiến người bị trầm cảm thấy tổn thương, bởi người khác cho rằng họ có thể điều khiển được bản thân, chỉ cần nghĩ khác đi mọi sự sẽ khác đi, trong khi sự thật không hề đơn giản như vậy. Không chỉ gây hại về tinh thần, trầm cảm còn gây ra nỗi đau thể xác mà chúng ta không thể cảm nhận được.

 

“Nhưng trông anh/chị đâu có vẻ gì là đang buồn?”
 
Ra ngoài xã hội, bạn thường tỏ ra cho người khác thấy mình vui tươi và hạnh phúc. Đó cũng là điều mà những người có dấu hiệu bị trầm cảm đang làm. Rất dễ dàng để giả vờ cảm thấy vui vẻ. Một số người rất giỏi trong việc che trạng thái chán nản của họ. Chỉ vì bạn bè của bạn luôn cười nói không có nghĩa là cô ấy không bị tổn thương.
 
“Nếu anh/chị cần tôi giúp đỡ, tôi sẽ luôn sẵn sàng.”
 
Đây là những lời có thiện ý nhất, nhưng đồng thời cũng làm sản sinh những rắc rối lớn nhất. Khi nói ra, bạn cần phải thực hiện đúng như vậy.  Nếu bạn không làm theo đúng lời hứa, điều đó chỉ khiến những người bị trầm cảm cảm thấy tồi tệ hơn.

 
 
Theo msn

Tin cùng loại

Bình luận