Những cách giúp bạn tự vượt qua chứng trầm cảm (P.1)

​Có những loại thuốc giúp chữa bệnh trầm cảm. Nhưng loại liệu pháp mang tên liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) tập trung vào việc thay đổi hành vi sẽ giúp cải thiện chứng trầm cảm tốt hơn so với việc sử dụng thuốc. Cách thức của liệu pháp này rất đơn giản có thể không cần qua huấn luyện đặc biệt sẽ giúp bạn vượt qua nỗi chán chường, tuyệt vọng để thay đổi cuộc sống cũng như vượt qua những thời điểm khó khăn của cuộc đời.. Và bạn có thể áp dụng một số mẹo sau ngay tại nhà cho bạn hoặc những người xung quanh.

Đừng trầm trọng hóa vấn đề.

Tập trung quá nhiều vào một sự kiện xảy ra không theo mong muốn rất dễ khiến con người hủy hoại bản thân. Ví dụ như đối với những người thất nghiệp, khi họ mất việc làm vì nền kinh tế suy thoái nhưng lại tự đổ lỗi cho chính mình. Trầm trọng hóa mọi việc khiến chúng ta nghĩ đến những viễn cảnh đen tối nhất, ngay cả khi mọi việc chưa diễn ra và bất hợp lí . Thay vì cho rằng sẽ không thể tìm được công việc mới, bạn nên nghĩ mình sẽ tìm được việc, chỉ là mất chút thời gian thôi.

 

Hãy học cách bỏ qua mọi thứ nếu có thể.

Bạn đã bao giờ gây xích mích với đồng nghiệp, hay cãi nhau với bạn và rồi lại tiếp tục bị ám ảnh về chuyện đó, khiến bạn trở nên dễ bị kích động, giận dữ, căng thẳng và lo âu? Được biết tới với tên gọi “nghiền ngẫm ám ánh”, lối suy nghĩ này sẽ là tác nhân lớn dễ gây ra tình trạng chán nản, tuyệt vọng. Nó trái ngược lại với kiểu “ngẫm nghĩ kĩ”, vốn là phương thức tốt giúp bạn giải quyết các rắc rối trong cuộc sống. 

Các nhà khoa học đã khuyên rằng khi mắc phải chứng này, cách tốt nhất để đối phó là bạn hãy đánh lạc hướng mình, ngồi thiền hoặc nghĩ tới các vấn đề khác. Liệu pháp nhận thức hành vi thường được dùng nhiều trong chữa trị chứng nghiền ngẫm ám ảnh bởi nó rất có hại cho sức khỏe tâm lý.

 
 

Đừng cho rằng tương lai có thể biết trước.

Rất ít người trong chúng ta có khả năng nhìn thấy được tương lai. Nhưng những người bị trầm cảm thường có xu hướng tin rằng bản thân họ biết được những chuyện sẽ xảy ra trong một ngày, một tháng, thậm chí là cả một năm. Và hầu hết đều diễn ra theo chiều hướng xấu, thậm chí là hết sức thảm khốc. May mắn thay, những dự đoán đó hiếm khi trở thành hiện thực. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng hết sức trong hiện tại.

 

Học cách vượt qua quá khứ.

Sẽ thật vô nghĩa khi tiếp tục nghĩ rằng lẽ ra mình không nên làm điều này hay điều kia. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn lại đang sống cho hiện tại. Hãy chấp nhận vào lúc đó, trong hoàn cảnh đó, bạn đã làm hết sức có thể. Vì vậy, học vượt qua và đừng để bạn bị đánh bại bằng cách ngừng suy nghĩ về quá khứ, thôi lo lắng về những chuyện đã qua

 
.

Kết nối với các mối quan hệ.

Một trong những triệu chứng bệnh trầm cảm là tự cô lập bản thân. Nó xảy ra khi bạn không muốn làm việc, hoặc trốn tránh người khác khi tâm trạng không tốt. Nhưng những mối quan hệ sẽ giúp bạn thấy khá hơn. Giao lưu với mọi người sẽ mang lại cho bạn cảm giác mình được thấu hiểu, cho bạn những lời khuyên tích cực  và lôi kéo bạn tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa. Thay vì tiếp tục ở nhà và khiến tình trạng của mình thêm trầm trọng, rủ rê bạn bè cùng ra ngoài dạo phố sẽ có ích hơn cho bạn.

 

Tuân thủ một thời gian biểu cố định.

Ngay cả khi không thích thú, bạn hãy tập cho mình thói quen tuân thủ theo thời gian biểu: ăn vào một giờ cố định ngay cả khi bạn không đói, tránh nằm quá nhiều vì sẽ khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Con người có xu hướng bị trầm cảm nếu chế độ ăn ngủ không nhất quán. Ngay cả khi đang buồn bã, bạn cũng nên tự tạo ra những thói quen hàng ngày. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

 
 
Theo health

Tin cùng loại

Bình luận