Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc

Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, liệt tủy, đa u tủy xương... có thể điều trị kết hợp bằng phương pháp tế bào gốc.

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là phương pháp mới được bệnh viện Vinmec đưa vào từ đầu năm 2014. Một trong những ca đầu tiên áp dụng là chị Hoàng Anh (53 tuổi, Hà Nội) với tiền sử bị thoái hóa khớp 10 năm, phải đi lết vì những cơn đau ở đầu gối. Đối với trường hợp này, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên về mổ cơ xương khớp Vũ Song Linh đã chỉ định kết hợp nội soi khớp gối, trước khi tiêm tế bào gốc vào khớp thoái hóa. Việc nội soi sẽ loại bỏ các tổ chức viêm, hoại tử, tạo "mảnh đất sạch” cho tế bào gốc mọc. Nguồn tế bào gốc tách chiết từ mô mỡ được lấy từ Trung tâm Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec.

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Các bác sĩ kết hợp nội soi khớp gối và tiêm tế bào gốc để điều trị thoái hóa khớp. 
 
Phương pháp tế bào gốc còn được các bác sĩ khoa Ungbướu vận dụng trong điều trị đa u tủy xương có đột biến gen chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Kết hợp 2 trường phái điều trị của châu Âu và Nhật, các bác sĩ đã áp dụng xạ trị liều cao trước khi ghép tế bào gốc và cho kết quả ban đầu tích cực.

Ngoài ra, các ca bệnh khó như liệt tủy, bại não chưa thể điều trị triệt để bằng phương pháp truyền thống, cũng được các bác sĩ ngoại nhi và phục hồi chức năng nghiên cứu ghép tế bào gốc.
 
Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Giáo sư Mario Pescatori là chuyên gia về phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật tiêu hóa và nội soi.
 
Bên cạnh việc cập nhật các kỹ thuật điều trị hiện đại, các bác sĩ còn vận dụng nhiều phương pháp chữa trị mới như lấy ruột già làm thực quản để chữa ca teo thực quản; phẫu thuật teo trực tràng bằng nội soi ổ bụng kết hợp với đường qua hậu môn; cắt màng tim rộng rãi bằng nội soi lồng ngực… Kỹ thuật nội soi u nang ống mật chủ của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm - Tổng Giám đốc Vinmec còn được lựa chọn để đưa vào cuốn sách giáo khoa phẫu thuật nhi "Ashcraft’s Pediatric Surgery" năm 2014 lưu hành toàn cầu.

Các phương pháp điều trị khác cũng được Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Cường (chuyên gia ghép thận đầu tiên tại Việt Nam); Phó giáo sư, Tiến sĩ Bạch Khánh Hòa; bác sĩ sản khoa Tô Minh Hương; Giáo sư Mario Pescatori (chuyên gia phẫu thuật tổng quát, tiêu hóa và nội soi) thực hiện. Để phục vụ quá trình khám, chữa bệnh của các bác sĩ, bệnh viện còn thành lập 3 trung tâm hỗ trợ chuyên ngành gồm Trung tâm Tế bào gốc và Công nghệ Gen, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Trung tâm Ung bướu.

Tin cùng loại

Bình luận