Những vấn đề liên quan đến bệnh loãng xương mà bạn cần hiểu rõ

Loãng xương gây ra hậu quả nặng nề cho người bệnh. Chính vì vậy, một chế độ ăn uống không đầy đủ khiến xương của bạn bị thiếu chất, ảnh hưởng đến vận động của cơ thể

 

Tác hại của bệnh loãng xương


Loãng xương là một bệnh lí của hệ thống xương làm xương bị thiếu các chất cần thiết trở nên giòn. Khi bị thiếu chất, xương sẽ gây đau nhức cho cơ thể khi vận động. Nếu vận động mạnh hoặc làm việc nặng thì xương có thể gãy. Để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Gãy xương thường xảy ra ở cùi chỏ ngón tay, đầu gối, cột sống, … Đây là những chỗ chịu lực của cơ thể nên rất dễ gãy. Gãy xương có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt: đi lại, tiểu tiện, … khiến người bệnh dễ mắc các bệnh khác như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu…Loãng xương còn khiến người bệnh rối loạn tư thế cột sống. Các đốt sống bị xẹp, lún khiến việc vận động trở nên khó khăn và nguy cơ giảm chiều cao, cân nặng nặng hơn thì bị vẹo cột sống.

 

loãng xương
Những vấn đề liên quan đến bệnh loãng xương mà bạn cần hiểu rõ (Nguồn: dinhduong)

 


Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho người bị loãng xương


Loãng xương chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do cách ăn uống không hợp lý ở một bộ phận giới trẻ. Một chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh loãng xương là cần thiết cho tất cả mọi người. Canxi là thành phần quan trọng quyết định cấu trúc của xương. Thiếu canxi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho cơ thể là một cách để phòng ngừa loãng xương. Mỗi ngày nên cung cấp 1000mg canxi cho cơ thể giúp bạn tránh bệnh loãng xương. Một số thực phẩm sau đây sẽ giúp tăng cường canxi cho cơ thể:

 

canxi
Những vấn đề liên quan đến bệnh loãng xương mà bạn cần hiểu rõ (Nguồn: kenhsuckhoe)


•    Cá biển: cá biển giàu Omega 3. Khi ăn cá biển thì Omega 3 sẽ được chuyển hóa thành hoạt chất Prostaglandin giúp kháng viêm. Ngoài ra, cua, tôm cũng giúp xương thêm chắc do có nhiều canxi. Không ăn quá nhiều chất đạm để tránh thải qua thận, tăng nguy cơ loãng xương.
•    Rau, củ, quả: Cà rốt, súp lơ, đu đủ, cam, chanh, … là những thứ người bệnh nên ăn thường xuyên. Chúng rất giàu vitamin A, E giúp bảo vệ bao khớp chống lão hóa.
•    Nước hầm tư xương và sụn động vật: Xương sụn từ bò hoặc lợn rất tốt cho người bệnh loãng xương. Các hoạt chất glucosamin và chondroitin chứa nhiều trong đó giúp bảo vệ sụn khớp, phòng chắc xương.
•    Sữa và các sản phẩm từ sữa: Thường xuyên uống sữa sẽ giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp dùng sữa không hiệu quả. bạn có thể dùng các chế phẩm từ sữa để thay thế như sữa chua, ngũ cốc, sữa đậu nành cũng rất tốt trong việc ngăn ngừa loãng xương.

 

loãng xương
Những vấn đề liên quan đến bệnh loãng xương mà bạn cần hiểu rõ (Nguồn: soha)


Bổ sung canxi là cần thiết, bên cạnh đó nên tăng cường vitamin D để canxi được hấp thụ tốt hơn. Một số loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin D rất tốt như: trứng gà, nấm hương, … Tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời giúp tăng vitamin D cho cơ thể tốt nhất. Một chế độ dinh dưỡng là chưa đủ để xương hấp thu những dưỡng chất cần thiết. Bạn còn kèm theo một chế độ tập thể dục hàng ngày để giúp xương dẻo dai, chắc khỏe và quan trọng là hấp thụ canxi tốt hơn.


Cách phòng tránh bệnh loãng xương


Để không ảnh hưởng đến việc chữa bệnh loãng xương. Người bệnh nên tuân thủ những điều sau:
•    Không uống các loại nước có ga, rượu, bia. Không hút thuốc lá.
•    Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp
•    Không ăn rau muống, củ dền vì chứa nhiều oxalat.
•    Đi khám sức khỏe định kì.

 

>>Thực phẩm tốt cho người bị loãng xương

>>Lá lốt dân giả - chữa bệnh xương khớp hiệu quả 

 

Nguồn: dinhduong

 

Tin cùng loại

Bình luận