Những sai lầm về bệnh ung thư phổi
Chúng ta ai cũng tưởng rằng bệnh ung thu phổi là do thuốc lá. Mất căn bản nhận thức về căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Ung thư phổi không phải hoàn toàn do thuốc lá
Hút thuốc lá hiện nay đang là nguyên nhân chính chiếm 85% nguyên nhân gây ung thư phổi ở nam giới nhưng đó không phải là tất cả. Ung thư phổi còn do ảnh hưởng từ việc hít phải bụi bẩn, độc hại thường xuyên từ nhà máy và môi trường ô nhiễm bên ngoài. Vì vậy, đừng nhầm tưởng rằng nếu bạn không hút thuốc lá thì sẽ không có khả năng bị ung thư phổi mà hãy thận trọng bảo vệ đường hô hấp mỗi khi ra ngoài nhé!
Ung thư phổi không phải bệnh truyền nhiễm
Nhiều người tin rằng ung thư phổi truyền nhiễm nên có hành động xa lánh những người mắc căn bệnh này. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm trong quan niệm của một số người. Ung thư phổi là căn bệnh về phổi không hề lây nhiễm qua người khác, vì vậy nên chăm sóc quan tâm động viên người bệnh nhiều hơn nhé. Ung thư phổi có thể di căn đến mô hoặc tế bào khác của cơ thể hủy hoại các tế bào gây ra hậu quả nghiệm trọng đến người bệnh.
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất trong căn bệnh về ung thư. (Ảnh: Ung Thu Phổi)
Ung thư phổi là không phải căn bệnh cận kề với cái chết
Ung thư phổi được chứng minh là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong các loại ung thư và chắc chắn sẽ chết. Ai có suy nghĩ này nên nghẫm lại nhé, ung thư phổi đúng là rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có hy vọng chữa trị nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu. Điều trị căn bệnh này còn phụ thuộc vào loại ung thư giai đoạn bênh và sức khỏe người bệnh. Biểu hiện rõ rệt nhất của căn bệnh là sụt cân, đau ngực, khó thở đặc biệt là ho ra máu chứng tỏ bệnh đang trên đà biến chuyển xấu hơn.
Ung thư phổi không phải ăn kiêng
Có một số người tin rằng những người mắc bệnh ung thư phổi cần phải có chế độ ăn kiêng riêng biệt là quan niệm sai lầm. Tế bào ung thư cũng cần nhận được dinh dưỡng tương tự như tế bào thường thậm chí tế bào ung thư cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn để có thể đảm bảo việc duy trì hoạt động chức năng của các tế bào đạt hiệu quả. Bệnh nhân ung thư phổi cần được bồi bổ dinh dưỡng nhiều hơn sau những lần xạ trị và hóa trị nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh nhân ung thư phổi cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời. (Ảnh: Soha)
>> Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại trực tràng
>> Nguy cơ ung thư vú khi tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh
Nguồn: Sống Khỏe
Tin cùng loại
- Thực phẩm và ung thư
- Hiểu biết thêm về ung thư cẳng chân
- Những bệnh ung thư thường gặp nhất
- 8 cách có thể giúp bạn tránh bị ung thư
- Ung thư ruột già là gì
- Tắm trắng có nguy cơ gây ung thư da không
- 8 món ăn tốt cho bệnh nhân ung thư da
- Những điều bạn cần thay đổi trong lối sống để tránh ung thư
- Những biện pháp để luôn vui khỏe sau điều trị ung thư vú
- 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú