Cách kiểm soát cảm xúc thất vọng
Tĩnh tâm, lắng nghe cơ thể, giữ sự lạc quan hay cảm thấy biết ơn là những cách mà bạn có thể thử để kiểm soát cảm xúc của mình vượt qua thất vọng.
Trong cuộc sống, chắc hẳn khi gặp phải tình cảnh khó khăn hay thất bại, bạn lại có cảm giác lo âu, căng thẳng hay thất vọng. Những lúc như thế, để không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, bạn cần biết cách kiểm soát cảm xúc của mình và cân bằng tâm lý. Những lời khuyên dưới đây từ các chuyên gia có thể giúp bạn.
Cần kiểm soát cảm xúc tiêu cực khi gặp khó khăn (Nguồn: Wallstreetenglish)
Tập trung thở đều
Hãy sống với thực tại, bắt đầu từ việc tập trung thở đều trong vài phút, từ đó dần điều chỉnh mọi thứ xung quanh. Bạn nên tập thở tối thiểu 5 phút mỗi ngày để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng vì tiếp nhận quá nhiều thông tin.
Lắng nghe cơ thể
Chú ý đến bàn chân khi đi trên sàn, nhịp tim hay cảm giác nóng mặt sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Các nghiên cứu cho thấy việc nhận thức được cảm xúc của mình và gọi tên chính xác nó sẽ giúp bình ổn lại não bộ và kích hoạt khả năng kiểm soát cơn bốc đồng đó.
Giữ sự lạc quan
Thật khó để không nghĩ tới tình huống xấu, nhưng bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn bằng cách tự nhắc nhở rằng đó là sự thật không đổi. Đừng để suy nghĩ tiêu cực làm bạn buồn bã, thay vào đó hãy hít thở sâu và trở lại thực tại.
Tĩnh tâm
Tĩnh tâm không có nghĩa là ngồi một chỗ, bỏ hết niềm tin và đam mê. Đơn giản là trước khi quyết định điều gì, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ và tránh thời điểm xúc động. Thực hành thiền định một thời gian, bạn sẽ tạo cho mình sự cởi mở và cân bằng, kể cả khi phải đối mặt với những thăng trầm.
Thừa nhận
Những phán xét sẽ chỉ làm cảm xúc thất vọng và tâm trạng tồi tệ hơn. Trong sâu thẳm, ai cũng mong muốn sự an toàn, hạnh phúc và sức khoẻ. Thay vì gạt người khác ra ngoài suy nghĩ, bạn hãy lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn.
Cảm thấy biết ơn
Khoa học về Thần kinh cho thấy nỗi sợ hãi và sự biết ơn có thể tồn tại trong tâm trí con người cùng lúc. Tập biết ơn nhiều hơn giúp bạn tích cực trở lại. Hãy gọi cho người thân, nói rằng bạn trân trọng họ, dành vài phút viết ra những điều bạn biết ơn, hoặc đơn giản là ở bên những người bạn quý mến. Điều này không giúp bạn giải quyết vấn đề, nhưng đem lại cho bạn động lực để tiến lên.
Theo Newszing
Tin cùng loại
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Nhận biết tâm lý đối phương qua biểu cảm khuôn mặt
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Lợi ích không ngờ tới khi bạn khóc
- Hành trang sinh viên vượt qua nỗi lo việc làm
- Vì sao ta hay gặp ác mộng ?
- Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ bóng tối
- Hội chứng Stockholm là gì ?