Trầm cảm sau khi sinh và cách nhận biết

Chứng trầm cảm sau khi sinh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn sau khi sinh tuy nhiên nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến hậu quả mẹ giết con rồi tự sát.

Trầm cảm sau khi sinh là gì?

 
Trầm cảm sau sinh, hay còn gọi là trầm cảm hậu sản, trầm cảm sau sanh, là một loại bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau khi đứa con sinh ra. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc mẹ giết con rồi tự sát. Tuy nhiên một điều đáng mừng là bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm.
 

Trầm cảm sau khi sinh hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm (Nguồn: Internet)
 

Các dấu hiệu

 
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau khi sinh cũng giống như các triệu chứng bệnh trầm cảm thông thường.

- Tăng cân hoặc sụt cân trầm trọng: Sự ngon miệng bỗng dưng tăng mạnh hoặc giảm sút. Các bà mẹ ăn nhiều hoặc hầu như không muốn ăn. Điều này dẫn đến việc tăng hoặc sụt cân vài kilogram/ tháng, thậm chí lên đến 10 kg.

 

Các bà mẹ ăn nhiều hoặc hầu như không muốn ăn (Nguồn: Internet)

- Mất hứng thú với hầu hết các hoạt động: Các bà mẹ không muốn làm bất cứ điều gì từ việc nhà đến việc công sở, thậm chí cô ấy còn không quan tâm đến em bé mới sinh.

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Đây là triệu chứng gây khó chịu nhất cho bệnh nhân. Các bà mẹ thường rơi vào trạng thái lờ đờ do không thể ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

 

Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu nhất cho bệnh nhân (Nguồn: Internet)

- Khó suy nghĩ, tập trung: Hành vi phổ biến đó là các bà mẹ mất hàng giờ đồng hồ để quyết định nên mua cải xanh hay cải ngọt, không thể tập trung đọc một bài báo hay nghe một bài hát, thậm chí họ còn quên luôn những việc họ vừa làm.

- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động: Kích động, vận động chậm chạp, nói ít, giọng nói nhỏ, thậm chí không thể nói. Họ có thể nằm lì trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.

- Cảm thấy vô dụng hoặc tội lội: Họ đổ lỗi cho bản thân, cho rằng bản thân quá vô dụng, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính cảm giác tội lỗi này làm bệnh nhân muốn nhanh chóng kết thúc mạng sống của mình và thường hay từ chối điều trị.

 

Bệnh nhân đổ lỗi cho bản thân, cho rằng bản thân quá vô dụng (Nguồn: Internet)
 
Theo Suckhoedoisong

Tin cùng loại

Bình luận