Bệnh trầm cảm khi trẻ ở độ tuổi dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì, trẻ chịu nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử nên rất dễ bị bệnh trầm cảm. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc.


Nguyên nhân

 
Trầm cảm cũng như những bệnh tâm lý khác, rất khó để có thể chỉ ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến thường là do:

- Di truyền: trẻ mắc bệnh do di truyền từ thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

- Các sự kiện cuộc sống: Mất người thân, cha mẹ ly hôn, các vấn đề về kinh tế gia đình là những lý do phổ biến gây ảnh hưởng đến trẻ.

- Chấn thương tâm lý: Tương tự như các sự kiện trong cuộc sống thì việc tuổi thơ bị lạm dụng, bị bắt cóc hoặc tra tấn là những nguyên nhân làm trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm tuổi dậy thì.

- Trải qua thời kì tiêu cực kéo dài: Những áp lực học tập, kỳ vọng từ gia đình, muốn chứng minh bản thân trước mặt bạn bè những không thàng công, bị kiềm nén bên trong khiến trẻ dễ rơi vào bế tắc.

 

Nguyên nhân bệnh thường do các chấn thương tâm lý gây ra (Nguồn: Internet)
 

Triệu chứng

 
- Mất niềm vui trong các hoạt động bình thường. Không quan tâm hoặc xung đột với gia đình, bạn bè.

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thường xuyên rời vào trạng thái buồn ngủ, mặt lờ đờ.

- Mệt mỏi và mất khẩu vị. Tăng cân hoặc sụt cân trầm trọng

- Luôn bi quan, nghĩ về những thất bại của bản thân. Luôn đỗ lỗi cho bản thân và cho rằng sẽ không có điều gì tốt đẹp xảy ra.

- Luôn nghĩ về cái chết. Sự dụng rượu, chất kích thích như thuốc lắc, ma túy…

 

Trẻ mắc bệnh trầm cảm thường nghĩ về cái chết (Nguồn: Internet)
 

Cách điều trị

 
Bên cạnh những thuốc men hỗ trợ cho việc điều trị, điều trị tâm lý là một phần quan trọng để giải tỏa trẻ khỏi bệnh trầm cảm.

- Đánh giá tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ nói với trẻ về những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ để đánh giá được mức độ bệnh tình ở trẻ.

- Tư vấn tâm lý: Đây là một chìa khóa quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm. Tâm lý trị liệu cũng được gọi là điều trị nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý xã hội. Thường được thực hiện bởi thành viên trong gia đình hoặc 1 nhóm người cùng mắc bệnh.

Thông qua tư vấn tâm lý, bác sĩ sẽ dần tìm ra nguyên nhân bệnh trầm cảm và tìm cách thay đổi những suy nghĩ, hành vi không lành mạnh. Tâm lý trị liệu có thể giúp trẻ lấy lại cảm xúc hạnh phúc và kiểm soát các cảm giác bi quan hoặc giận dữ.

- Liệu pháp hành vi: Nó giúp trẻ tự kiểm soát những hành vi, suy nghĩ tiêu cực và thay vào đó những suy nghĩ tích cực hơn.

- Một số phương pháp khác như: châm cứu, tập yoga, thiền… kết hợp với chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, sáng tạo.

Các bậc cha mẹ hãy lưu ý rằng các phương pháp điều trị trên không thể thay thế việc sống yêu đời và có mục đích ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần phải khuyến khích, động viên trẻ. Làm trẻ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và tự thoát ra khỏi "cái lồng" trầm cảm.

 

Cha mẹ luôn là liều thuốc tốt nhất để trẻ thoát khỏi căn bệnh trầm cảm (Nguồn: Internet)
 
Thúy An (Theo Suckhoegiadinh)

Tin cùng loại

Bình luận