Người bệnh tiểu đường nên ăn chất xơ
Đối với người bệnh tiểu đường, bổ sung lượng chất xơ phù hợp để khống chế lượng đường trong máu, mỡ trong máu và ổn định huyết áp.
Từ lâu con người đã nhận thấy tác dụng hữu ích của chất xơ đối với bệnh nhân tiểu đường. Cùng với việc đi sâu nghiên cứu về bệnh tiểu đường của con người ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất xơ có khả năng giảm bớt tốc độ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong dạ dày ở một mức độ nhất định, từ đó làm giảm chỉ số đường trong máu. Nhiều nghiên cứu còn phát hiện thấy loại chất xơ có tính hòa tan có thể khống chế được sự tăng cao của đường trong máu sau bữa ăn, cải thiện lượng tích trữ đường glucose.
Vì sao chất xơ tốt cho người tiểu đường?
Hiệp hội khoa học nghiên cứu bệnh tiểu đường của Mỹ (ADA) và Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ (NIA) đã đề ra mục tiêu mới của phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng dinh dưỡng và tiêu chuẩn về lượng chất dinh dưỡng: là thay đổi phương thức sinh hoạt, cung cấp nhiệt lượng vừa đủ cho cơ thể, điều chỉnh các chất đường và tỷ lệ cấu thành của chúng, bổ sung lượng chất xơ phù hợp để khống chế đường trong máu, mỡ trong máu và huyết áp.
Sở dĩ chất xơ tối quan trọng với bệnh nhân tiểu đường vì bản thân nó không làm tăng lượng đường trong máu vì nó không thể tiêu hóa, giúp đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate trong thực phẩm tạo ra nhiều năng lượng làm tăng đường máu của người bệnh. Khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hiện nay tiêu chuẩn về lượng chất xơ trong bữa ăn vẫn chưa thống nhất. Một nghiên cứu trên 13 bệnh nhân bị tiểu đường với mức tiêu thụ 50 g chất xơ mỗi ngày giảm được mức glucose khoảng 10% và insuline hơn 12% so với những người ăn 24g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên lượng 50g chất xơ mỗi ngày là rất nhiều, hầu hết người Mỹ chỉ ăn khoảng 15g mỗi ngày.
Tiêu chuẩn về lượng chất xơ trong bữa ăn cần cung cấp cho cơ thể mà ADA đưa ra là mỗi ngày 20-50g. Tiêu chuẩn này được áp dụng khá rộng rãi. Vấn đề quan trong để đạt được những mục tiêu là bữa ăn phải có sự phối hợp khoa học. Những bệnh nhân tiểu đường cần ăn thêm thực phẩm như yến mạch, kiều mạch, khoai môn và các loại rau tươi.
Liệu có phải ăn càng nhiều chất xơ càng tốt?
Bên cạnh việc nhận thức được lợi ích của chất xơ, người bệnh cũng phải hiểu rằng không phải càng ăn nhiều chất xơ càng tốt, bởi nếu ăn quá nhiều lượng chất xơ có thể gây ra: chướng bụng, tiêu hóa kém; ảnh hưởng đến việc hấp thụ các nguyên tố như canxi, sắt, kẽm..; làm giảm hiệu suất tiêu hóa và hấp thụ protein.
Cần nhớ rằng không phải tất cả các loại chất xơ đều giống nhau và đều có lợi cho sức khỏe như nhau. Về cơ bản, chất xơ kiểm soát và cải thiện lượng đường trong máu rất tốt. Nhưng chất xơ hòa tan có trong các thực phẩm như bột yến mạch, các loại hạt, cám yến mạch, đậu lăng, táo, lê, dâu tây, quả việt quất... dễ hòa tan trong nước, có thể làm giảm cholesterol bằng cách khi bài tiết ra khỏi cơ thể nó mang theo các cholesterol dư thừa.
Với loại chất xơ không dễ hòa tan trong nước bao gồm các thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau như cà rốt, dưa chuột.... chất xơ không hòa tan giúp cho đường tiêu hóa của bạn vận hành tốt. Vậy chất xơ nào tốt nhất? Nói chung chất xơ làm bạn cảm thấy no nhanh hơn và lâu hơn, giúp bạn không cần ăn quá nhiều, tạo thêm glucose cho cơ thể.
Bệnh nhân tiểu đường
Trước đây, khi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, con người chỉ phấn đấu ăn để đủ no, với lượng tinh bột là chính. Nhưng hiện nay khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, Đối với người già mắc bệnh tiểu đường, những người mà chức năng dạ dày đã suy giảm theo thời gian, những người mắc các bệnh đường ruột, hoặc đã trải qua phẫu thuật đường ruột, người dễ bị tăng đường máu cần chú ý bổ sung chất xơ cho phù hợp.
Một trong những nguyên tắc ăn uống không chỉ người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý mà cả những người có sức khỏe tốt, nếu không tuân thủ điều này dễ bị mắc bệnh. Không nên đột ngột thay đổi chế độ ăn, như từ chế độ ăn ít chất xơ chuyển sang chế độ ăn nhiều chất xơ và ngược lại. Vì điều này có thể sẽ gây cho người bệnh các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, nặng sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày.... Để giảm thiểu điều này, khi tăng lượng chất xơ phải tăng từ từ và bổ sung thêm nước. Uống thêm nhiều nước giúp bạn dễ dàng đẩy lượng chất xơ ra khỏi hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn. Với những người vừa mắc bệnh tiểu đường vừa mắc bệnh về đường tiêu hóa cần thận trọng khi ăn quá nhiều chất xơ vì khi đó bạn buộc hệ tiêu hóa của mình phải làm việc nhiều hơn. Để có một chế độ ăn phù hợp nhất với cơ thể và tình trạng bệnh của mỗi người cần tư vấn của một bác sĩ chuyên khoa.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Tin cùng loại
- 5 sai lầm mà người bệnh đái tháo đường nên tránh
- Thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường
- Đừng hối tiếc nếu bạn không biết về bệnh đại dịch thế kỷ này
- Cây lược vàng hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Thực phẩm người tiểu đường không nên ăn
- Đối tượng bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
- 4 Loại cây dễ tìm góp phần điều trị chứng tiểu đường.
- Những lợi ích của đậu bắp với bệnh tiểu đường
- Làm thế nào nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ