Vì sao trẻ sơ sinh hay ốm vặt

Các nhà khoa học tiết lộ rằng, trẻ nhỏ rất dễ và thường xuyên bị ốm, vì hệ miễn dịch của chúng vô cùng "đãng trí".

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, 1/3 số ca tử vong của trẻ sơ sinh khắp toàn cầu là do bệnh truyền nhiễm gây ra.
 

Việc chủng ngừa vắc-xin cho mọi người bằng cách bắt hệ miễn dịch ghi nhớ các mầm bệnh


Tuy nhiên, sự miễn dịch ở trẻ sơ sinh thường suy yếu nhanh chóng, đòi hỏi phải tiêm thêm nhiều mũi tăng cường sau lần chủng ngừa đầu tiên. 

"Vắc-xin hoàn hảo sẽ là một liều duy nhất tiêm từ lúc sinh và mang tới khả năng chủng ngừa kéo dài", chuyên gia miễn dịch học Anh Brian Rudd, người đứng đầu nghiên cứu mới, cho biết. Tuy nhiên, hiện trên thế giới chưa tồn tại loại vắc-xin như vậy, vì chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao trẻ sơ sinh lại mất khả năng miễn dịch rất nhanh.

 

Vì sao trẻ sơ sinh hay ốm vặt 

Sự miễn dịch ở trẻ sơ sinh suy yếu nhanh chóng, đòi hỏi phải tiêm thêm
các phát vắc-xin tăng cường (Nguồn: moveisfigueiredo )


Thông qua hàng loạt thử nghiệm ở những con chuột con, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, hệ miễn dịch phản ứng trước nhiễm trùng của chúng nhanh hơn và mạnh hơn so với những con chuột trưởng thành. Thêm vào đó, khả năng miễn dịch chúng tạo ra cũng không kéo dài. Hiện tượng này được cho là diễn ra hoàn toàn tương tự ở người.

Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Journal of Immunology, đối với hầu hết vi sinh vật thì khả năng miễn dịch phụ thuộc vào sự hình thành các tế bào trí nhớ T, giúp hệ miễn dịch có thể nhớ được các mầm bệnh nhất định và nhanh chóng đối phó với sự lây nhiễm trong tương lai. Người trưởng thành hầu như luôn sản sinh ra một lượng lớn tế bào T trong quá trình nhiễm trùng và 10% trong số chúng sẽ duy trì ở nhóm trí nhớ dài hạn để nhanh chóng phản ứng vào lần tiếp theo.
 

 Vì sao trẻ sơ sinh hay ốm vặt

Khả năng miễn dịch phụ thuộc vào sự hình thành các tế bào trí nhớ T.
(Nguồn: hdfreewallpaper)

 
Nhóm của ông Rudd cho biết rằng, những tế bào T mới sản sinh thêm nhằm ứng phó với nhiễm trùng ở chuột có hành động nhanh và mạnh mẽ hơn so với các tế bào đã trưởng thành, nhưng cũng chết đi nhanh chóng, khiến chúng không thể gia nhập nhóm ghi nhớ của hệ miễn dịch. Điều này khiến hệ miễn dịch dễ quên những gì đã học được trong cuộc chiến đấu với mầm bệnh và buộc chúng phải bắt đầu quá trình học hỏi lại từ đầu hết lần này tới lần khác khi nhiễm phải cùng một vi trùng về sau trong đời.

Các nhà nghiên cứu hiện hy vọng có thể tìm ra cách để khắc phục hành vi này, bằng cách việc tạo ra những tế bào T mới sinh, hoạt động gần giống  với các tế bào trưởng thành về cách học miễn dịch từ vắc-xin cũng như phản ứng với nhiễm trùng. Công cuộc tạo ra khả năng miễn dịch theo cách mới này có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi các bệnh truyền nhiễm.
 


>> Có nên cho trẻ dùng yến sào ?
>> Làm gì khi bé thức dậy giữa đêm

 

Theo Khoahoc

Tin cùng loại

Bình luận