Tuyệt chiêu giúp bạn ghi nhớ mọi thứ thật hiệu quả

Học trước quên sau là tình cảnh mà bạn vẫn hay gặp phải trong cuộc sống, Đừng lo, những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục ngay vấn đề này

Trong suốt cuộc đời, chúng ta học được rất nhiều thứ, nhưng chúng ta vẫn không biết hết mọi thứ bởi vì chúng ta quên đi rất nhiều thông tin. Điều này là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, quên quá nhanh, quá nhiều thì không hề tốt chút nào. Phải làm thế nào để có thể ghi nhớ tốt hơn nhưng lại ít quên hơn? Theo Brightside, có một công thức giúp chúng ta ghi nhớ mọi thứ một cách dễ dàng hơn được soạn ra bởi Hermann Ebbinghaus - nhà tâm lí học người Đức. Mời các bạn cùng tham khảo:

Tại sao chúng ta “học trước quên sau”?

Chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng mình mới chỉ khai thác 10% não bộ, nhưng sự thật thì không phải như thế. Với bất kì công việc nào chúng ta làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ cùng vận hành, hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất của nó. Và vì vậy, nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã cho chúng ta một cơ chế rất hay, đó là não sẽ tự xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng.

ghi nho

Quá trình ghi nhớ của mỗi người 

Nhưng thế nào là thông tin vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin chúng ta mới tiếp xúc đều sẽ được não lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như những thông tin ấy không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, chúng sẽ được não xếp vào hàng vô dụng và bị xóa đi rất nhanh.

Thời gian từ lúc thông tin được ghi nhớ cho đến khi quên đã được Hermann Ebbinghaus (nhà tâm lí học người Đức) thể hiện qua biểu đồ mang tên: Đường quên lãng. Và theo đó thì chỉ sau 1 giờ đồng hồ, chúng ta sẽ quên đến hơn 1/2 thông tin vừa thu nạp. Và sau 1 tuần, chúng ta chỉ còn có thể nhớ khoảng 20% thông tin.

Làm sao để ghi nhớ được mọi thứ siêu như máy tính?

Để tăng ghi nhớ siêu như máy tính với con người là không thể được, nhưng chúng ta vẫn có cách để hạn chế thông tin bị quên lãng, đó là biến các thông tin vô dụng trở thành hữu dụng bằng việc lặp đi lặp lại những thông tin đó (như cách học sinh thầm thì học thuộc bài).

Để ghi nhớ thật nhanh, Hermann Ebbinghaus đề xuất rằng chúng ta nên "tụng" lại thông tin ấy qua 4 lần. Lần đầu là ngay sau khi học xong thì hãy đọc lại lần nữa. Ba lần lặp tiếp theo sẽ lần lượt “tụng” lại theo chu kì: sau 15 - 20 phút,sau 6 - 8 giờ và sau 24 giờ.

ghi nho

Bí quyết ghi nhớ của Hermann Ebbinghaus 

Tuy nhiên, để ghi nhớ trong dài hạn, theo Hermann Ebbinghaus, quá trình đọc lại phải phân thành 5 giai đoạn. Đầu tiên vẫn là ngay sau khi học rồi tiếp đó là sau 20 - 30 phút, sau 24 giờ, sau 2 - 3 tuần và sau 2 - 3 tháng.

Bên cạnh đó, Hermann Ebbinghaus còn đặt ra những bí quyết để bạn ghi nhớ tốt hơn như sau:

-  Đừng “học vẹt” mà hãy cố gắng vừa học vừa hiểu vì thông tin chúng ta hiểu được ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần. Đó chính là tuyệt chiêu ghi nhớ rất hiệu quả

- Hãy biết đặt ưu tiên của mình trong việc học cho chuẩn xác. Chỉ nên học những thông tin cần thiết và đừng cố ôm đồm mọi thứ.

- Cố gắng đọc nhiều chủ đề khác nhau. Nhớ nhé, các ký ức tương tự như nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn, và chúng ta sẽ quên rất nhanh.

- Lưu ý với bạn là những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất.

- Hãy học những thứ đối lập. Ví dụ, khi học một ngôn ngữ mới, hãy học những cặp từ đối lập như: ngày - đêm, tối - sáng vì các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.

- Hãy kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức ngay.

 

>> Những tác dụng bất ngờ của trái nhãn mà bạn có thể chưa biết

>> Mẹo dân gian chữa bệnh lở miệng cực hay

 

Theo Bestie

Tin cùng loại

Bình luận