Trẻ sơ sinh nên ngủ cùng phòng với bố mẹ
Theo hướng dẫn mới từ các bác sĩ nhi khoa Mỹ, trẻ sơ sinh nên ngủ cùng phòng với bố mẹ ít nhất sáu tháng đầu tiên để giảm nguy cơ tử vong liên quan đến giấc ngủ.
Khuyến cáo công bố gần đây của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP), lý tưởng nhất là nên cho trẻ sơ sinh ngủ cùng trong phòng với bố mẹ vào ban đêm trong vòng một năm đầu tiên.
Không nên để trẻ ngủ chung giường với bố mẹ
Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ ngủ chung giường, vì điều này càng dễ làm tăng nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SISD). Bố mẹ có thể cho trẻ nằm trong nôi, hoặc cũi, hoặc giường riêng, miễn đó là một mặt phẳng chắc chắn và không cần bất kỳ mền, gối hay vật để chắn.
Bố mẹ được khuyến khích cho trẻ ngủ trong nôi hoặc cũi (Ảnh: Noiembe)
“Ngủ trong cùng một phòng, nhưng không phải trong cùng một giường với bố mẹ có thể làm giảm đến 50% nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh”, tiến sĩ Lori Feldman-Winter, tác giả của các hướng dẫn AAP và là một nhà nghiên cứu nhi khoa tại Trường Đại học Rowan ở Camden, New Jersey cho biết. “Và đặc biệt đối với em bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi và bé sinh non nhẹ cân thì điều này càng quan trọng”.
Ngoài ra, các hướng dẫn mới được công bố trên Pediatrics cũng khuyến khích trẻ sơ sinh nên được da-kề-da càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh để giúp ngăn ngừa SIDS. Với phương pháp mổ lấy thai, các bà mẹ có thể làm điều này ngay sau khi họ tỉnh lại hoặc sau khi phẫu thuật. Và trong thời gian đó, cha hoặc thành viên khác trong gia đình có thể thực hiện da tiếp da với trẻ sơ sinh.
Cho con bú cũng là một cách có thể giúp ngăn ngừa SIDS, nhưng mẹ vẫn không nên ngủ cùng với em bé trong một giường, chỉ vì để thuận tiện hơn trong việc thức dậy cho bé bú lúc nửa đêm.
SIDS cũng đã ít xảy ra hơn trong những thập kỷ gần đây khi các bác sĩ kêu gọi, hướng dẫn các bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ mà không cần gối hoặc chăn mền hay đồ chơi, những thứ có thể gây ra nghẹt thở cho trẻ ở xung quanh. “Đa số các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan giấc ngủ đều xảy ra khi trẻ nằm sấp để ngủ, hoặc nằm trong nôi, cũi có nhiều gối, mền ở xung quanh, hay ngủ chung với bố mẹ và các thành viên khác trong nhà”, Tiến sĩ Fern Hauck, một nhà nghiên cứu nhi khoa tại Đại học Virginia ở Charlottesville nói.
Ngoài ra, các hướng dẫn mới được công bố trên Pediatrics cũng khuyến khích trẻ sơ sinh nên được da-kề-da càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh để giúp ngăn ngừa SIDS. Với phương pháp mổ lấy thai, các bà mẹ có thể làm điều này ngay sau khi họ tỉnh lại hoặc sau khi phẫu thuật. Và trong thời gian đó, cha hoặc thành viên khác trong gia đình có thể thực hiện da tiếp da với trẻ sơ sinh.
Cho con bú cũng là một cách có thể giúp ngăn ngừa SIDS, nhưng mẹ vẫn không nên ngủ cùng với em bé trong một giường, chỉ vì để thuận tiện hơn trong việc thức dậy cho bé bú lúc nửa đêm.
SIDS cũng đã ít xảy ra hơn trong những thập kỷ gần đây khi các bác sĩ kêu gọi, hướng dẫn các bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ mà không cần gối hoặc chăn mền hay đồ chơi, những thứ có thể gây ra nghẹt thở cho trẻ ở xung quanh. “Đa số các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan giấc ngủ đều xảy ra khi trẻ nằm sấp để ngủ, hoặc nằm trong nôi, cũi có nhiều gối, mền ở xung quanh, hay ngủ chung với bố mẹ và các thành viên khác trong nhà”, Tiến sĩ Fern Hauck, một nhà nghiên cứu nhi khoa tại Đại học Virginia ở Charlottesville nói.
Nên đặt trẻ nằm ở tư thế ngửa khi ngủ (Ảnh: Hoidapbacsi)
Tóm lại, để đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh được an toàn, bố mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa, có thể đặt bé vào nôi, cũi với một tấm nệm chắc, không có gối, chăn, thú bông hay đồ chặn. Chiếc nôi này được đặt trong phòng, gần giường của bố mẹ. Tất cả những bước này sẽ giúp bảo vệ trẻ.
Theo Afamily
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ