Tìm ra “thủ phạm” gây bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học New Zealand tiến gần hơn trong việc chữa trị thành công tiểu đường sau khi xác định được nguyên nhân gốc rễ của bệnh này.
Ngày 25-8, theo trang tin Radio New Zealand News, các nhà nghiên cứu thuộc khoa Khoa học sinh học, ĐH Auckland và ĐH Manchester phát hiện cả hai thể chính của bệnh tiểu đường thường được biết với tên gọi tiểu đường Type 1 và tiểu đường Type 2, là do sự hình thành khối độc hại của hormone amylin.
.jpg)
Họ đã tiến hành nghiên cứu này trong hơn 20 năm.
Amylin ẩn náu trong các tế bào và là sản phẩm của quá trình tiết insulin của tuyến tụy, nếu thiếu sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Một khi hình thành khối, hormone này sẽ gây hại đến việc sản xuất insulin của tuyến tụy.
Giáo sư Garth Cooper thuộc ĐH Auckland nói ông tin phát hiện này có thể được dùng để tạo ra các loại thuốc mới chống bệnh tiểu đường. Ông cũng bày tỏ tin tưởng các thuốc này có thể sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng trong vòng hai năm tới.
Tuy nhiên các chuyên gia về tiểu đường tỏ ra thận trọng trước thông tin này.
Liên Hiệp Quốc ước tính thế giới hiện có 350 triệu người bị tiểu đường, còn theo Liên đoàn bệnh tiểu đường quốc tế, sẽ có 592 triệu người bị tiểu đường trong vòng 20 năm tới, gây gánh nặng cho hệ thống y tế toàn cầu.
Theo Tuổi Trẻ
Tin cùng loại
- 5 sai lầm mà người bệnh đái tháo đường nên tránh
- Thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường
- Đừng hối tiếc nếu bạn không biết về bệnh đại dịch thế kỷ này
- Cây lược vàng hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Thực phẩm người tiểu đường không nên ăn
- Đối tượng bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
- 4 Loại cây dễ tìm góp phần điều trị chứng tiểu đường.
- Những lợi ích của đậu bắp với bệnh tiểu đường
- Làm thế nào nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ