Tim lợn có thể là giải pháp cho thiếu hụt nội tạng???

Theo đó, các nhà khoa học đã đạt được những bước tiến quan trọng trong nghiên cứu cấy ghép nội tạng động vật (lợn) lên cơ thể người.


Một con khỉ đầu chó đã sống sót trong hơn hai năm với hai quả tim bên trong cơ thể: một quả tim của chính nó và quả còn lại từ một con lợn biến đổi gen. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Communications. Các nhà khoa học đánh giá đây là một bước quan trọng tiến tới việc sử dụng các cơ quan của lợn để thay thế các bộ phận trên cơ thể người bệnh.
 
khi dau cho song sot nho tim lon

Thành công này có sự đóng góp của kỹ thuật di truyền cũng như sự kết hợp của các loại thuốc chống đào thải. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ đã giữ cho trái tim lợn sống được trong cơ thể 5 con khỉ đầu chó với thời gian trung bình là 298 ngày. Đầu tiên, người ta ghép quả tim lợn vào hệ tuần hoàn bên trong bụng con khỉ đầu chó và sau đó sử dụng các loại thuốc để tránh cơ thể khỉ thải loại trái tim này. Những con lợn trong thí nghiệm này đã được biến đổi gen để thích hợp với cấu tạo sinh học của cơ thể người. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta có thể kéo dài sự sống tối đa cho vật thí nghiệm trong 945 ngày.
 
tim lon co the thay the tim nguoi

Các nhà khoa học cho biết họ sẽ sử dụng các loại thuốc đã được cải tiến để thay thế hoàn toàn trái tim của con khỉ đầu chó bằng trái tim của lợn biến đổi gen trong những năm tiếp theo. Nếu thành công, các nhà khoa học sẽ bước sang giai đoạn quan trọng nhất của nghiên cứu là ghép tim lợn lên cơ thể người. Đây có thể là một giải pháp cho tương lai để giải quyết tình trạng thiếu hụt các bộ phận cơ thể người được hiến tặng trong các ca phẫu thuật cấy ghép.

Theo thống kê, khoảng 8000 người chết mỗi năm trong khi nằm chờ cấy ghép nội tạng. Do nhu cầu cao với nội tạng trong phẫu thuật cấy ghép, các nhà khoa học từ lâu đã muốn sử dụng các cơ quan của động vật để thay thế, họ gọi kỹ thuật này là 'xenotransplant'. Tuy nhiên, các cố gắng cấy ghép trước đây đều không thành công.

 
 

Trong những năm 1960, nhiều bệnh nhân đã chết sau khi được cấy ghép nội tạng từ khỉ đầu chó và tinh tinh do cơ thể của họ không thích ứng được với những cơ quan mới này. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã chuyển sang nghiên cứu sử dụng nội tạng của lợn đã được biến đổi gen để phù hợp với người (lợn trở thành ứng viên lí tưởng cho việc ghép nội tạng động vật sang người do kích thước của nó, chu kỳ sinh trưởng ngắn và DNA đã được nghiên cứu rộng rãi). Năm 2002, công việc được bắt đầu khi có hai công ty công nghệ sinh học công bố rằng họ đã sản xuất được lợn có nội tạng không bị từ chối ngay lập tức khi đặt trong cơ thể người.

Nhưng ngay cả khi được biến đổi gen, hệ thống miễn dịch của những con khỉ đầu chó cuối cùng cũng đào thải các nội tạng được cấy ghép từ lợn. Đây là một bài toán hóc búa cho những ai đang hi vọng phương pháp 'xenotransplant' sẽ giải quyết được vấn đề thiếu hụt nội tạng trong phẫu thuật.

 

Bước tiếp theo của nghiên cứu này là tìm cách thay thế hoàn toàn quả tim của khỉ đầu chó bằng tim lợn và giữ cho nó còn sống – đây là bước mà chúng ta chưa thành công trong quá khứ. Các nhà khoa học cũng đang hoàn thiện việc biến đổi gen cho những con lợn để chúng phù hợp hơn cho các thử nghiệm sắp tới.
 
Theo songkhoe.vn

Tin cùng loại

Bình luận