Tại sao không nên xoa tay lên vết tiêm?
Khi xoa tay lên vết tiêm có thể thúc đẩy xuất huyết mao mạch dưới da dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí nhiễm trùng
Theo Health, sau khi tiêm thuốc vào bắp tay hay tĩnh mạch, mọi người thường có thói quen hay dùng ngón tay xoa vào chỗ tiêm sau khi tháo băng cá nhân ra. Các nhà khoa học cảnh báo việc xoa tay vào khu vực da ở chỗ vết tiêm có thể làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da, dễ dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí là gây ra nhiễm trùng.
Khi rút kim ra khỏi da nên lấy bông thấm cồn hay bông đã tiệt trùng
ấn nhẹ vào vết tiêm (Nguồn: khoahoc)
Không nên dùng tay xoa vào vết tiêm
Nếu dùng bàn tay chưa sát trùng xoa vào vết tiêm, vi khuẩn có hại có thể theo vết thương chưa kín miệng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Và khi sức đề kháng của cơ thể giảm đi, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây ra nhiễm độc và nhiễm trùng máu.
Không nên dùng tay xoa vào vết tiêm (Nguồn: marrybaby)
Do vậy, cách xử lý an toàn nhất là sau khi tiêm, vừa rút kim ra khỏi da bạn cần lấy bông thấm cồn hay bông đã tiệt trùng ấn nhẹ vào vết tiêm. Sau đó giữ trong vài phút để cầm máu. Có thể dùng băng cá nhân thay thế. Tuyệt đối không được dùng tay ấn mạnh hay xoa vào vết tiêm.
>> Học sinh chóng mặt, xỉu đồng loạt khi tiêm vắc-xin
>> Khan hiếm vắc xin viêm não mô cầu cho trẻ 2 tuổi
Theo khoahoc
Tin cùng loại
- Những hiểu biết về bệnh Alzheimer
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố
- Trị chảy máu cam đơn giản tại nhà
- Hiểu về bệnh viêm xoang
- Ngáy và những điều bạn cần biết
- Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
- Người bị cường tuyến giáp không nên ăn gì
- Cách chống say xe hiệu quả
- Những tác hại của thói quen trùm kín chăn qua đầu khi ngủ
- Những dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ xã hội