Sự thật về giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

Có rất nhiều thông tin được ghi trên nhãn các loại thực phẩm khiến bạn băn khoăn không ít trong việc lựa chọn loại nào tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải lúc nào chúng cũng hoàn toàn chính xác và khiến cho bạn dễ nhầm tưởng về giá trị dinh dưỡng thật sự có trong chúng. Những sự thật về giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm dưới đây sẽ cho bạn các mẹo phân biệt để công việc mua hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nhãn ghi: Không béo.
 
Sự thật là: Thực phẩm và đồ uống chứa 0,5 gram chất béo trong mỗi khẩu phần.
 
Lời khuyên: Hãy cẩn thận. Thứ nhất, điều này không đồng nghĩa với việc thức ăn đó có lợi hoàn toàn cho sức khỏe. Như thạch trái cây chẳng hạn, mặc dù không có chất béo nhưng chúng cũng được làm từ đường. Thứ hai, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể bao nhiêu tùy thích. Hãy nhìn vào kích thước khẩu phần ăn trên được dán trên bao bì, và nó thường ghi ít hơn số lượng mà bạn thực sự ăn. Nếu tăng khẩu phần lên gấp đôi, bạn cũng sẽ phải tăng gấp đôi lượng giá trị dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ. Cuối cùng, hãy nhớ rằng loại bỏ chất béo hoàn toàn trong bữa ăn hằng ngày sẽ gây hại tới sức khỏe. Chúng ta cần ăn một số chất béo lành mạnh để hấp thụ tốt hơn các loại vitamin A, D, E và K cũng như các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm.
 
Nhãn ghi: Ít béo.

Sự thật là:  Thực phẩm và đồ uống có chứa ba gram hoặc ít chất béo mỗi khẩu phần.

Lời khuyên: Hầu hết các loại bánh mì, bánh quy, ngũ cốc, các loại hạt và mì ống chứa ít chất béo. Nhưng bạn nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng của chúng gồm có những loại chất nào trước khi mua, bởi hầu hết những thực phẩm cắt giảm chất béo sẽ chứa nhiều đường hơn nhằm mục đích tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng. So sánh giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác nhau và chọn những loại ít béo, đường, natri, đồng thời có bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, như đậu, tôm, ức gà nướng và sữa tách béo.

 
 

Nhãn ghi: Không có chất béo chuyển hóa.

Sự thật là: Thực phẩm và đồ uống chứa ít hơn 0,2 gram chất béo chuyển hóa trong mỗi khẩu phần, và hai gam hoặc ít hơn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa kết hợp.

Lời khuyên: Chất béo chuyển hóa có tác động rất xấu tới sức khỏe chúng ta. Nó ảnh hưởng tới sự tăng giảm bất thường của lượng cholesterol có trong cơ thể. Những món ăn vặt và đồ chiên là nguồn cung cấp các chất béo chuyển hóa điển hình. Mặc dù 0,2 gram hàm lượng chất này trong mỗi khẩu phần không đáng kể, nhưng sẽ tăng thêm nếu bạn ăn hết gói bánh quy chỉ sau vài nốt nhạc. Để nhận biết các loại thực phẩm không chứa chất béo chuyển hóa, hãy đọc danh sách thành phần và tránh xa “dầu hydro hóa một phần” (partially hydrogenated oil) hoặc shortening (một loại chất béo đã được hydrogen hóa từ dầu hoặc mỡ).
 
Nhãn ghi: Không đường.

Sự thật: Đồ ăn hoặc thức uống chứa ít hơn 0,5 gram đường (khoảng 1/8 muỗng cà phê) và có ít hơn năm calo mỗi khẩu phần.

Lời khuyên: Một số đồ uống thường được pha chế với chất tạo ngọt thay cho đường. Các sản phẩm này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị tiểu đường và cho những người đang ăn kiêng nhưng thèm đồ ngọt. Nhưng ngay cả như vậy, bạn cũng nên kiểm tra nhãn và so sánh các thương hiệu khác nhau để đảm bảo không lựa chọn loại sản phầm chứa nhiều chất béo và natri.

 

Nhãn ghi: Không chứa cholesterol.

Nghĩa là: Đồ ăn hoặc thức uống chứa ít hơn 2 mg cholesterol mỗi khẩu phần.

Lời khuyên: Đừng để bị lừa bởi dòng chữ không chứa cholesterol trên nhãn hiệu hàng hóa. Cholesterol chỉ được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật, vậy nên nếu bạn thấy dầu thực vật hay salad có ghi chứa cholesterol là hoàn toàn sai. “Không chứa cholesterol” không có nghĩa là “Không chứa chất béo”. Ví dụ như khoai tây được chiên trong các loại dầu thực vật không chứa cholesterol, nhưng vẫn chứa chất béo như thường.
 
Nhãn ghi: Không thêm chất tạo ngọt.

Nghĩa là: Đồ ăn hoặc thức uống không chứa chất ngọt (như đường, mật ong, mật hoặc siro).

Lời khuyên: Câu nói này chỉ đúng một nửa – vẫn có các loại đường tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm. Ví dụ, trong một cốc (250 ml) nước ép nho không thêm đường, có 35 gram (gần chín muỗng cà phê) đường tự nhiên. Hãy lường trước điều này trước khi mua sắm  và đọc kĩ nhãn dinh dưỡng của từng loại thực phẩm.

 
Nhãn ghi: Có nhiều chất xơ.

Nghĩa là: Thức ăn chứa bốn gram chất xơ hoặc nhiều hơn cho mỗi khẩu phần.

Lời khuyên: Đậu và một số ngũ cốc là những loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Chúng ta cần 21-38 gam chất xơ mỗi ngày (theo Viện Dinh dưỡng của Canada, phụ nữ 19-50 tuổi cần 25 gram trong khi nam giới 19-50 tuổi cần 30-38 gram). Tuy nhiên vẫn có các loại thực phẩm chứa ít hơn bốn gram chất xơ vẫn có thể rất bổ dưỡng như  ngũ cốc nguyên hạt: bột yến mạch, gạo nâu và lúa mạch.
 
Nhãn ghi: Hàm lượng sodium thấp.

Nghĩa là: Đồ ăn hoặc thức uống có 140 mg natri hoặc ít hơn cho mỗi khẩu phần.

Lời khuyên: Chúng ta chỉ nên hấp thụ 1,500-2,300 mg sodium một ngày, nhưng hầu hết mọi người đều ăn nhiều hơn gấp đôi. Quá nhiều natri có thể dẫn đến cao huyết áp. Bạn hãy cắt giảm bớt lượng sodium bằng cách tìm kiếm các loại thực phẩm có ít natri (chẳng hạn như các một số loại bánh quy giòn, cá đóng hộp và súp đã cắt giảm lượng solium).
 
Nhãn ghi: Thành phần hữu cơ.

Nghĩa là: Đồ ăn hoặc thức uống có chứa 95% hoặc hơn hàm lượng hữu cơ.

Lời khuyên: Thực phẩm chỉ có thể gắn logo chứng nhận thực phẩm hữu cơ khi được xác nhận có chứa trên 95% các thành phần hữu cơ. Nếu chứa ít hơn, nó sẽ được mô tả bằng cách "chứa X tỷ lệ các thành phần hữu cơ”. nhưng nó không thể dán logo hữu cơ. Nếu bạn muốn tìm loại thực phẩm có ít nhất 95% hữu cơ, tìm từ "organic" hoặc biểu tượng hữu cơ trên nhãn hiệu. 



 
Theo besthealthmag.

Tin cùng loại

Bình luận