Nổi loạn dậy thì và cách ứng xử của cha mẹ

Cha mẹ phải làm gì với con cái đang trong độ tuổi “nổi loạn” dậy thì, khi mà đứa con ngoan ngoãn bao lâu nay lại trở thành một “thanh niên bất cần”…

Các vị phụ huynh hẳn rất phiền lòng khi thấy những đứa con dễ thương, biết vâng lời bao lâu nay của mình nay lại trở thành một người hoàn toàn khác. Chúng bắt đầu tập tành hút thuốc lá, uống bia, yêu đương, rồi kết quả học hành sa sút, có biểu hiện chống đối, cãi lại và tự cô lập khỏi cha mẹ…Vào những lúc này thì cha mẹ phải có cách ứng xử với con nổi loạn dậy thì như thế nào cho hợp lý?
 
Day thi
Cha mẹ đau đầu khi con cái tới giai đoạn nổi loạn dậy thì (Nguồn:vanmau)
 
Các bậc phụ huynh bắt đầu rơi vào bế tắc và đau đầu không biết phải giải quyết mọi việc theo hướng nào mới đúng đắn? Cha mẹ thật sự đóng một vai trò chính và vô cùng quan trọng trong sự phát triển hành vi của mỗi đứa trẻ. Các yếu tố như tình yêu thương, khả năng đối thoại, tôn trọng và những hướng dẫn an toàn của cha mẹ chính là những chiếc chìa khóa để giải quyết mọi xung đột với con cái.

Tiến sĩ Phil, một nhà tư vấn tâm lý nổi tiếng của Mỹ đã chia sẻ một vài lời khuyên mà ông đã được trải nghiệm từ chính đời sống cá nhân của ông cùng với con trai Jay McGraw.

 

1. Cha mẹ cần xác lập được những ranh giới rõ ràng với con cái

 
Ngay từ đầu việc xác lập những ranh giới rõ ràng về những điều “được làm” và “không được làm” với con cái là việc vô cùng quan trọng mà cha mẹ nào cũng phải chú ý và thực hiện. Hãy thảo thuận với con rằng chúng sẽ bị trừng phạt nếu vi phạm những lệnh giới nghiêm này. 
 
Day thi
Xác lập ranh giới rõ ràng giữa những điều được làm và không được làm (Nguồn:baophunu)
 
Hiển nhiên, trước khi đưa ra lệnh cấm, cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng vì sao những điều không được làm lại không tốt, không có gì quý giá hơn bằng sự tự nguyện và thỏa thuận giữa cha mẹ cùng con cái.
 

2. Khéo léo trong việc "gắn đuôi" vào cuộc sống của con

 
Cha mẹ nên ý thức được những mỗi quan hệ xung quanh của con cái, cách giao tiếp, chú ý quan tâm và giám sát những diễn biến của con ở trường học.
 
Day thi
Cha mẹ cần khéo léo "gắn đuôi" vào cuộc sống của con (Nguồn:lamchame)
 
Đặc biệt, nên hết sức chú ý khi thấy con mình bắt đầu có những thay đổi trong hành vi và có liên quan đến thuốc lá, rượu, ma túy, hay những cuộc yêu đương quá giới hạn. 
 

3. Đàm phán, thương lượng với con cái

 
Người lớn cũng nên tôn trọng con cái và cách nghĩ riêng cũng như đời sống riêng của chúng. Nếu thấy chúng làm không đúng, hãy đừng la mắng và bắt ép chúng phải sửa đổi, việc cần làm là bình tĩnh, ngồi xuống với con và cùng đàm phán về những quy định, quy tắc thực tế mà cả hai có thể cùng thỏa thuận được.
 
Day thi 
Đừng la mắng con cái mà nên bình tĩnh nói chuyện nhẹ nhàng với con mình (Nguồn:daycon)
 
Nếu có thể được hãy nhờ sự giúp đỡ của 1 bên thứ ba. Mềm mỏng và tâm lý bao giờ cũng là cách giải quyết hiệu quả nhất.
 

4. Thảo luận, đừng la hét

 
Bạn hãy chú ý trong cách nói chuyện với con bạn, hãy hành xử và giao tiếp với con bạn như cuộc nói chuyện giữa hai người lớn với nhau, lúc đó con cũng sẽ có hành động tương tự và tự cảm giác được trách nhiệm của mình trong hành động và lời nói. 
 

5. Tâm lý nhưng đừng quá dễ dãi

 
Bạn nên biết rằng vai trò của bạn là cha mẹ chứ không phải là bạn bè "dễ chịu". Mặc dù bạn vẫn phải tỏ ra tâm lý và thoải mái với con cái. 
 
Day thi
Xác lập ranh giới mà trong đó con bạn có thể trưởng thành một cách thoải mái (Nguồn:viyeu)
 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định hãy xác lập những ranh giới mà trong đó con bạn có thể trưởng thành một cách thoải mái và không để con quên rằng bạn là bố mẹ của chúng và có một số việc chúng không được phép làm.
 

6. Luôn động viên con cái của mình

 
Cha mẹ nên biết rằng việc một đứa trẻ tuổi "dậy thì" trở nên buồn phiền, lầm lỳ, khó hiểu không kéo dài cả đời, mà đó chỉ là một giai đoạn nhất thời do không thích ứng kịp với những thay đổi, thích khám phá những điều mới lạ. Khi thấy con bạn đang có những biểu hiện, hành vi nổi loạn, hãy cố gắng tìm hiểu ngọn nguồn mọi việc, cho con những khoảng tự do cá nhân, và chỉ cho con thấy mọi thứ đều có thể xây dựng lại. 
 
Day thi
Trở thành người đồng hành cùng con thay vì trở thành "kẻ thù" của con (Nguồn:lamchame)
 
Cha mẹ không nên quá áp đặt con cái làm những điều mà mình cho là đúng, bởi con cái không phải cha mẹ và hoàn toàn có cách nghĩ riêng của chúng. Do đó, việc có những lối hành xử thích hợp và tâm lý sẽ khiến con bạn không cảm thấy bị kìm kẹp mất tự do, cũng không khiến cha mẹ trở thành "kẻ thù". Ngược lại, việc này sẽ khuyến khích con bạn phát triển tích cực.

Cha mẹ hãy chú ý quan tâm và nói chuyện với con cái nhiều hơn, chủ động cập nhật những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của con mình để chúng có những hiểu biết nhất định để có thể tự bảo vệ mình và tránh việc “tự khám phá” khi không biết. Cha mẹ cũng cần phải cập nhật những xu hướng hiện đại mà con mình đang tiếp xúc để có suy nghĩ cùng thời điểm và hiểu tâm lý của con cái, tránh áp đặt những suy nghĩ đã lỗi thời vào con cái, khiến chúng không vừa lòng và có dấu hiệu muốn phản kháng.

 
Day thi
 Cập nhận kiếc thức để có cách nuôi dạy con thật đúng đắn (Nguồn:phunudep)
 
Để nuôi dạy một con người trở thành người tốt là việc làm vô cùng khó khăn đối với những người làm cha mẹ. Do đó, cha mẹ nên chú ý cập nhật những kiến thức cần thiết và nếu được hãy xin ý kiến tư vấn từ những bác sĩ tâm lý để cùng con vượt qua thời kì nổi loạn dậy thì này nhé! 
 
Nguồn:afamily
 

Tin cùng loại

Bình luận