Khủng hoảng tuổi dậy thì

Trong đời người, tuổi dậy thì là khoảng thời gian bất ổn nhất.

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian mà cơ thể có nhiều thay đổi về cả tâm và sinh lí. Nếu không có sự quan tâm đúng mực của phụ huynh cũng như các em không được giáo dục đầy đủ rất dễ dẫn đến khủng hoảng tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu hãy cùng tìm hiểu.
 

1. Thay đổi về sinh lí

 

Ở tuổi dậy thì sinh lí của các bé trai và bé gái đều thay đỏi. Bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, vòng 1 phát triển, đã có khả năng sinh con và trở thành thiếu nữ. Các bé trai thì bắt đầu vỡ giọng, bắp thịt nảy nở, đã có tinh dịch và có thể xuất tinh. Ở độ tuổi này cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, kích thích các em tham gia các hoạt động vận động.

Thói quen sinh hoạt cũng có thay đổi. Các em thức khuya hơn, ăn ngủ thất thường. Các em thích làm những điều mình muốn bất chấp sự khuyên can của gia đình. Thế nhưng các em cũng rất mau chán. Một điều đáng quan tâm là vào tuổi này các em rất dễ mắc các bệnh như trầm cảm, tâm thần phân liệt,...

 

khung-hoang-tuoi-day-thi-1

Tuổi dậy thì có những thay đổi về sinh lí (Nguồn: cuasotinhyeu )
 

2. Tâm lý thay đổi


Tâm lý các em bắt dầu thay đổi. Thích tìm hiểu cái mới, thích chứng minh bản thân, thích làm những gì mình muốn. Các em không còn muốn bị ràng buộc, quản lí bởi phụ huynh, nhà trường. Các em cũng bắt đầu hình thành quan điểm sống cho riêng mình. Tuy nhiên lúc này cũng là lúc các em rất dễ hoang mang không biết mình sống để làm gì, mục đích sống của mình là gì,...


khung-hoang-tuoi-day-thi-2
Tâm lí cũng có những thay đổi (Nguồn: nhatkibe )

 

3. Yếu tố xã hội


Hoàn cảnh gia đình, môi trường cuộc sống, môi trường học đường, bạn bè, phim ảnh,... đều có thể ảnh hưởng tới tâm lí tuổi dậy thì
 


khung-hoang-tuoi-day-thi-3
Yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng (Nguồn: dturbin)

 

4. Dấu hiệu khủng hoảng tuổi dậy thì


Một số dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy các em đang bị khủng hoảng tuổi dậy thì.

- Tính cách các em thay đổi hoàn toàn.

- Khi nói chuyện thường tỏ ra bi quan, chán đời, hay nói về cái chết.

- Thay đổi chế độ ăn uống. Ăn quá nhiều hoặc quá chú trọng tới cân nặng cơ thể.

- Có những hành động vi phạm pháp luật như trộm cắp, đánh nhau,sử dụng ma túy, rượu bia,...

- Trốn học.

Khủng hoảng tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến tương lai của các em. Chúng ta cần quan tâm để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời.

 

Theo blogtamly



 

 

Tin cùng loại

Bình luận