Những lưu ý khi tắm cho trẻ vào mùa đông

Vào mùa đông, việc tắm cho trẻ lại càng cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là những lưu ý khi tắm cho trẻ mà các mẹ nên biết.

Thời gian tắm cho các bé

Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11 - 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10g - 10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h. Đây chính là khoảng thời gian thân nhiệt bé ổn định nhất. Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.

Tần suất tắm

Với trẻ có làn da nhạy cảm, tắm rửa hàng ngày sẽ làm mất cân bằng độ pH cho da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tổn thương da. Vào mùa đông không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng cần vệ sinh hàng ngày cho bé. Tắm cho bé 2 - 3 lần/tuần là tốt nhất. Những ngày còn lại, có thể lau người cho bé hoặc chỉ rửa sau khi bé đi vệ sinh. Bạn chỉ cần lau sạch cơ thể bé với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân.
 

Dưỡng ẩm sau khi tắm.

Vào mùa đông, việc dưỡng ẩm cho bé là vô cùng quan trọng. Các mẹ nên dùng khăn bông sạch, mềm lau khô da cho bé, đặc biệt là vùng da nách, háng, cổ và phía sau tai… Sau đó, mát xa cho bé bằng kem dưỡng hoặc phấn rôm.
 

Những điều không nên làm khi tắm cho trẻ

-Tắm khi trẻ đói bụng: Tắm khi trẻ đói bụng sẽ khiến trẻ khóc lóc, quẫy đạp lung tung.

-Tắm khi trẻ vừa ăn no xong: Rất hại cho dạ dày non nớt của bé. Ngoài ra, những cử động mạnh khi tắm có thể sẽ dễ làm trẻ bị ộc thức ăn.

-Bỏ bé một mình trong chậu: Không bao giờ được để bé một mình khi tắm để đi lấy đồ, hay làm gì đó dù 1-2 phút. Bởi lẽ chỉ 1-2 phân nước cũng gây nguy hiểm cho bé.

-Tắm cho bé nơi thoáng gió: Tắm nơi thoáng gió là một sai lầm, bởi kể cả trong mùa hè, gió cũng làm cho bé lạnh và rất dễ bị cảm.

5. Để móng tay dài khi tắm cho trẻ: Nhiều cha mẹ sơ ý để móng tay dài khi tắm cho bé. Điều này khiến cho trẻ dễ bị xước da, gây tổn thương da của trẻ.
 

 

Tin cùng loại

Bình luận