Những dấu hiệu của bệnh hoang tưởng
Những người trẻ tuổi rất dễ mắc phải bệnh hoang tưởng đấy!
Tìm hiểu về bệnh hoang tưởng
Hoang tưởng (hay hoang tưởng ảo giác) là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Cũng có thể nói, đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần cấp, loạn thần do nghiện rượu…). Đó là một bệnh nội sinh nhưng rất dễ bị nhầm lẫn là do stress, môi trường sống, do gặp chấn thương…
Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường rơi vào lứa tuổi 15 – 25 là nhiều nhất. Nguyên nhân của bệnh là do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não.
Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường rơi vào lứa tuổi 15 – 25 là nhiều nhất. Nguyên nhân của bệnh là do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não.
Triệu chứng của bệnh hoang tưởng
Bệnh hoang tưởng có rất nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Ở dạng nhẹ, bệnh có thể gây mất ngủ, khó ngủ, chán ăn, lười hoạt động, chỉ nằm một chỗ...
Khi nặng hơn, bệnh nhân sẽ có những rối loạn về hành vi như có ý nghĩ hoặc nói về các sự việc không có thật, hoang tưởng bản thân bị ma nhập, người chết nhập, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị bắt, bị giết hại, hoang tưởng rằng mình là người tài giỏi, có phát minh, sáng chế… Có trường hợp lại bị rối loạn cảm xúc như có cảm xúc 2 chiều (vừa yêu vừa ghét), có cảm giác căm thù người thân… Những người mắc bệnh hoang tưởng thường rất hay đi lang thang, cười một mình, tự trò chuyện một mình…
Chẩn đoán và điều trị
Bệnh hoang tưởng thường rất khó chẩn đoán bởi những biểu hiện của bệnh nhân khá phức tạp, tới bất ngờ và thường không theo một quy luật nào, có lúc bệnh phát rất nặng nhưng có lúc lại không có biểu hiện gì, chỉ như người bình thường. Việc chẩn đoán này chủ yếu dựa vào cách nói chuyện với bệnh nhân để họ tự bộc lộ ra.
Có nhiều loại thuốc tốt có thể điều trị căn bệnh này, tuy nhiên, tỷ lệ ca bệnh có thể điều trị khỏi hẳn thường rất ít (chỉ khoảng 5 – 7%). Số còn lại gần như mắc suốt đời và chỉ có thể giảm nhẹ bệnh. Cách để bệnh nhân ổn định bệnh hiệu quả nhất chính là làm cho họ nhận thức được bệnh mà mình đang mắc phải.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh hoang tưởng cũng cần kết hợp với sự chăm sóc, nhắc nhở của người thân và những người xung quanh. Các vấn đề như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, không uống rượu, bia, hút thuốc… cũng rất quan trọng. Một kế hoạch lành mạnh cho cuộc sống như ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu… sẽ là cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh này!
Vì vậy, để muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không cần đến khám chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Có như thế bệnh mới nhanh thuyên giảm và khả năng phục hồi sẽ càng cao.
Có nhiều loại thuốc tốt có thể điều trị căn bệnh này, tuy nhiên, tỷ lệ ca bệnh có thể điều trị khỏi hẳn thường rất ít (chỉ khoảng 5 – 7%). Số còn lại gần như mắc suốt đời và chỉ có thể giảm nhẹ bệnh. Cách để bệnh nhân ổn định bệnh hiệu quả nhất chính là làm cho họ nhận thức được bệnh mà mình đang mắc phải.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh hoang tưởng cũng cần kết hợp với sự chăm sóc, nhắc nhở của người thân và những người xung quanh. Các vấn đề như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, không uống rượu, bia, hút thuốc… cũng rất quan trọng. Một kế hoạch lành mạnh cho cuộc sống như ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu… sẽ là cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh này!
Vì vậy, để muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không cần đến khám chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Có như thế bệnh mới nhanh thuyên giảm và khả năng phục hồi sẽ càng cao.
Theo Kênh 14
Tin cùng loại
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Nhận biết tâm lý đối phương qua biểu cảm khuôn mặt
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Lợi ích không ngờ tới khi bạn khóc
- Hành trang sinh viên vượt qua nỗi lo việc làm
- Vì sao ta hay gặp ác mộng ?
- Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ bóng tối
- Hội chứng Stockholm là gì ?