Người nào không nên sử dụng rau má

Rau má có thể tương tác với những thuốc gây buồn ngủ hay thuốc chống co giật, benzodiazepin, barbiturat, thuốc mất ngủ, và một số thuốc chống trầm cảm...

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: rau má mặc dù an toàn tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Lượng dùng một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên là dùng 1 cốc nước rau má, tương đương với 40g rau má. Nhưng không nên dùng liên tục hơn 1 tháng. Nếu như muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu khoảng nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
 
Người nào không nên sử dụng rau má
 
Rau má đôi khi cũng có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng chung với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hay khi uống rượu. Dùng quá nhiều rau má hoặc thậm chí kéo dài có thể gây biến chứng cho một vài tế bào gan, tế bào máu, tế bào thận.
 
Rau má là loại rau có tính hàn, công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời dùng nhiều cũng dễ gây tình trạng đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Các trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hay khi dùng thì kèm theo một vài lát gừng sống.
 
Rau má sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì thế những người có cholesterol cao hay bệnh tiểu đường nên hạn chế lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
 
Người nào không nên sử dụng rau má

Trong một vài trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol cũng như lượng đường trong máu, do vậy những ai có cholesterol cao hay bệnh tiểu đường thì nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều
 
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến việc sẩy thai nếu như sử dụng trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì tránh dùng loại rau này.

 
Thanh Diệp
Nguồn: laodong.com.vn
 

Tin cùng loại

Bình luận