Liệu bạn có đang nhiễm khuẩn HP?
80% dân số nhiễm vi khuẩn HP ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm tương đối cao và đáng báo động. Đây là một loại vi khuẩn hiếm khi gây ra các độc tính cấp tính nhưng nó lây truyền từ người này qua người khác qua con đường trực tiếp miệng - miệng ở những thành viên trong gia đình, từ công cộng.
Helicobacter pylori (thường được thầy thuốc và người bệnh gọi vắn tắt là HP) là một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày. Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn HP tồn tại như một phần của hệ sinh thái dạ dày nhưng khi các tác nhân phối hợp như : Căng thẳng, stress, ăn uống bia rượu. Vi khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh là một trong như nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày.
Có tới trên 80% người có nhiễm vi khuẩn H.P không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm H.P mà không điều trị khoảng 10 -20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1-2% có khả năng bị ung thư dạ dày. Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò sinh bệnh của HP trong các bệnh về dạ dày - tá tràng và những trường hợp nào mới thật sự cần thiết phải làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị diệt trừ.
Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...) của người bị nhiễm. Có đến 85% người bị nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.
Với đời sống xã hội và ý thức phòng bệnh được nâng cao, ngày càng nhiều đơn vị và cá nhân thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, việc xét nghiệm chẩn đoán HP chỉ định thường quy ở những người khỏe mạnh hoàn toàn không có triệu chứng không những không cần thiết mà còn gây hoang mang, lo lắng quá mức cho cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ gây kháng thuốc do việc điều trị được tiến hành đại trà. Theo khuyến cáo của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, không nên chỉ định xét nghiệm chẩn đoán HP như một xét nghiệm thường quy trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Song trên thực tế, chúng tôi cũng ghi nhận một số tình huống quan trọng thật sự cần được làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HP nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Những người thân có quan hệ huyết thống trực tiếp (tức là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con ruột) của người bệnh bị ung thư dạ dày là những người có cùng đặc điểm di truyền, do đó dễ bị tổn thương và có nguy cơ dễ bị loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày hơn khi bị nhiễm HP. Do đó những người thân này, dù không hề có triệu chứng, cũng nên được làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị tiệt trừ nhằm ngăn ngừa những bệnh lý này trong tương lai.
Theo khuyến cáo của thế giới, những trường hợp sau cần diệt H.P (vừa có nhiễm vi khuẩn H.P vừa có:
− Loét hành tá tràng
− Chứng khó tiêu chức năng
− Thiếu máu thiếu sắt
− Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
− Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
− Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
− Những người có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư dạ dày
− Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
− Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
− Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
− Mặc dù sau khi đã được bác sỹ giải thích kỹ mà người bệnh quá lo lắng về nhiễm vi khuẩn H.P thì có thể cân nhắc diệt vi khuẩn H.P.
Việc xét nghiệm HP được thực hiện tương đối rẻ ở hầu hết các phòng khám và bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên. Tuỳ vào nhu cầu của người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp : Clo test (bắt buộc phải nội soi để lấy sinh thiết), xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm phân, xét nghiệm qua hơi thở. Tỉ lệ chính xác của các phương pháp xét nghiệm này tương đối cao nhưng có giá dịch vụ tương đối khác nhau. Dưới đây là 2 phương pháp xét nghiệm hiệu quả và nhanh chóng phát hiện bệnh.
Test hơi thở C13
- Nguyên lý: Cũng như test urease, Test hơi thở gựa trên khả năng phân cắt ure của HP. Bệnh nhân ăn thức ăn có chứa ure đánh dấu C13, enzyme urease của HP cắt ure làm thoát ra CO2 có chứa C13, khí thoát ra được thu lại định lượng bằng quang phổ hồng ngoại.
- Độ nhạy của xét nghiệm: 90%
- Độ đặc hiệu: 95%
- Ưu điểm: là test không xâm lấn
- Nhược điểm: giá thành cao, không đánh giá được tình trạng viêm
- Giá trị: là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán diệt trừ HP.
Test nhanh Urease
- Nguyên lý: Dựa và khả năng của vi khuẩn co thể biến đổi Ure thành CO2 và Amoniac. Mẫu niêm mạc được đặt trong môi trường Test gồm ure và chất chỉ thị màu. Nếu có HP trong niêm mạc sẽ làm pH tăng lên, chất chỉ thị sẽ đổi màu. Dựa và sự thay đổi màu này để chẩn đoán.
- Độ nhạy của xét nghiệm: 90 – 95%
- Độ đặc hiệu: 95%
- Ưu điểm: Kinh tế, cho kết quả nhanh (15 phút đến 3 giờ)
- Nhược điểm: không đánh giá được mức độ viêm
- Giá trị: là phương pháp nhanh, đơn giản, giá thành thấp để phát hiện H. Pylori.
Việc điều trị diệt vi khuẩn H.P là cần thiết giống như khuyến cáo trên của thế giới, nhưng không phải cứ có nhiễm vi khuẩn H.P đều phải điều trị diệt vi khuẩn H.P. Vệc điều trị diệt H.P cần phải cần nhắc kỹ, đúng chỉ định không nên lạm dụng.
Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...) của người bị nhiễm. Có đến 85% người bị nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.
Với đời sống xã hội và ý thức phòng bệnh được nâng cao, ngày càng nhiều đơn vị và cá nhân thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, việc xét nghiệm chẩn đoán HP chỉ định thường quy ở những người khỏe mạnh hoàn toàn không có triệu chứng không những không cần thiết mà còn gây hoang mang, lo lắng quá mức cho cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ gây kháng thuốc do việc điều trị được tiến hành đại trà. Theo khuyến cáo của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, không nên chỉ định xét nghiệm chẩn đoán HP như một xét nghiệm thường quy trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Song trên thực tế, chúng tôi cũng ghi nhận một số tình huống quan trọng thật sự cần được làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HP nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Những người thân có quan hệ huyết thống trực tiếp (tức là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con ruột) của người bệnh bị ung thư dạ dày là những người có cùng đặc điểm di truyền, do đó dễ bị tổn thương và có nguy cơ dễ bị loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày hơn khi bị nhiễm HP. Do đó những người thân này, dù không hề có triệu chứng, cũng nên được làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị tiệt trừ nhằm ngăn ngừa những bệnh lý này trong tương lai.
Theo khuyến cáo của thế giới, những trường hợp sau cần diệt H.P (vừa có nhiễm vi khuẩn H.P vừa có:
− Loét hành tá tràng
− Chứng khó tiêu chức năng
− Thiếu máu thiếu sắt
− Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
− Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
− Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
− Những người có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư dạ dày
− Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
− Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
− Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
− Mặc dù sau khi đã được bác sỹ giải thích kỹ mà người bệnh quá lo lắng về nhiễm vi khuẩn H.P thì có thể cân nhắc diệt vi khuẩn H.P.
Việc xét nghiệm HP được thực hiện tương đối rẻ ở hầu hết các phòng khám và bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên. Tuỳ vào nhu cầu của người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp : Clo test (bắt buộc phải nội soi để lấy sinh thiết), xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm phân, xét nghiệm qua hơi thở. Tỉ lệ chính xác của các phương pháp xét nghiệm này tương đối cao nhưng có giá dịch vụ tương đối khác nhau. Dưới đây là 2 phương pháp xét nghiệm hiệu quả và nhanh chóng phát hiện bệnh.
Test hơi thở C13
- Nguyên lý: Cũng như test urease, Test hơi thở gựa trên khả năng phân cắt ure của HP. Bệnh nhân ăn thức ăn có chứa ure đánh dấu C13, enzyme urease của HP cắt ure làm thoát ra CO2 có chứa C13, khí thoát ra được thu lại định lượng bằng quang phổ hồng ngoại.
- Độ nhạy của xét nghiệm: 90%
- Độ đặc hiệu: 95%
- Ưu điểm: là test không xâm lấn
- Nhược điểm: giá thành cao, không đánh giá được tình trạng viêm
- Giá trị: là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán diệt trừ HP.
Test nhanh Urease
- Nguyên lý: Dựa và khả năng của vi khuẩn co thể biến đổi Ure thành CO2 và Amoniac. Mẫu niêm mạc được đặt trong môi trường Test gồm ure và chất chỉ thị màu. Nếu có HP trong niêm mạc sẽ làm pH tăng lên, chất chỉ thị sẽ đổi màu. Dựa và sự thay đổi màu này để chẩn đoán.
- Độ nhạy của xét nghiệm: 90 – 95%
- Độ đặc hiệu: 95%
- Ưu điểm: Kinh tế, cho kết quả nhanh (15 phút đến 3 giờ)
- Nhược điểm: không đánh giá được mức độ viêm
- Giá trị: là phương pháp nhanh, đơn giản, giá thành thấp để phát hiện H. Pylori.
Việc điều trị diệt vi khuẩn H.P là cần thiết giống như khuyến cáo trên của thế giới, nhưng không phải cứ có nhiễm vi khuẩn H.P đều phải điều trị diệt vi khuẩn H.P. Vệc điều trị diệt H.P cần phải cần nhắc kỹ, đúng chỉ định không nên lạm dụng.
Tin cùng loại
- Trị ăn không tiêu đơn giản tại nhà
- Nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa
- Chứng ợ hơi sau bữa ăn
- Cách tăng cường chức năng gan
- Thực đơn cần thiết cho người bị bệnh viêm gan B
- Thực phẩm hại gan bạn cần tránh
- Bệnh đau dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý gì khi ăn uống
- Những bệnh tiêu hóa thường gặp
- 3 chiêu thức trị tiêu chảy hiệu quả
- Những điều cần biết về tẩy giun