Bí quyết giữ gìn và chăm sóc cho đôi mắt cận
Ngoài việc yếu tố di truyền ra thì nơi làm việc, tư thế ngồi đọc sách cũng như là việc sử dụng kính cận và các yếu tố thói quen sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt cận của bạn.
Nơi làm việc cũng như học tập phải thích hợp và đủ sáng
Tuy đơn giản nhưng đây cũng được xem là cách chăm sóc tốt cho đôi mắt cận đấy.
Đọc sách đúng tư thế, đúng lúc và đúng chỗ.
Dù mắt cận hay mắt khoẻ gì thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ chăm sóc thật đặc biệt, nhất là khi đọc sách, phải có khoảng cách nhất định, hợp lý và khoa học, tuyệt đối không được đọc sách, báo trong khi ăn, đang nằm hay xem ti vi, vì những điều này chỉ khiến cho đôi mắt của bạn ngày trở nên tệ hơn.Vì thế, hãy hạn chế tối đa những việc làm có thể ảnh hưởng xấu đến đôi mắt của mình nhé!
Hạn chế sử dụng kính áp tròng.
Khi không cần thiết thì bạn không nên sử dụng kính áp tròng nhé, bởi điều này sẽ làm cho mắt dễ bị căng thẳng, đặc biệt là đeo nhiều kính áp tròng còn làm cho mắt dễ bị mỏi, gây mệt, chóng mặt và còn là nguyên nhân khiến bạn tăng độ nữa đấy.
Chính vì thế, nên hạn chế đeo kính áp trong khi không cần thiết sẽ là cách bảo vệ tốt hơn cho đôi mắt cận của bạn.
Hạn chế đưa tay dụi mắt.
Khi có bụi vào mắt hoặc cảm thấy ngứa mắt thì điều tốt nhất bạn có thể làm đó chính là dùng thuốc nhỏ mắt để rửa sạch mắt, tuyệt đối không dùng tay dụi để tránh làm tổn thương mắt nhé.
Đồng thời, giữ gìn và bảo vệ mắt mỗi khi ra ngoài đường bằng các biện pháp che chắn thích hợp cũng là cách bạn chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình. Thường xuyên thực hiện các bài tập thư giãn mắt và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, C để cải thiện tốt cho đôi mắt của mình.
Theo Giamcanantoan
Tin cùng loại
- Những hiểu biết về bệnh Alzheimer
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố
- Trị chảy máu cam đơn giản tại nhà
- Hiểu về bệnh viêm xoang
- Ngáy và những điều bạn cần biết
- Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
- Người bị cường tuyến giáp không nên ăn gì
- Cách chống say xe hiệu quả
- Những tác hại của thói quen trùm kín chăn qua đầu khi ngủ
- Những dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ xã hội