Bạn biết gì về bệnh cận thị giả
Cận thị giả là bệnh phổ biến của giới văn phòng tuy nhiên đang ngày càng lan rộng do số người sử dụng smartphone, máy vi tính… ngày càng nhiều.
Căn bệnh cận thị giả
Chị Nguyễn Thị Hòa (Hà Nội) đã lập tức đi đo mắt do có triệu chứng mắt mờ, không thể nhìn được xa. Sau khi đo, chị được xác định là cận và cần phải đeo kính. Lúc này, chị đeo kính thấy nhìn rõ hơn, nhìn được xa hơn. Thế nhưng được vài hôm thì chị bắt đầu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu nhẹ.
Bạn biết gì về bệnh cận thị giả? (Nguồn: Internet)
Sau khi đến bệnh viện mắt kiểm tra lại chị được xác định là mắt bệnh cận thị giả chứ không phải bị cận thị thật như chị vẫn nghĩ. Chị được bác sĩ kê thuốc và khuyến cáo nên để mắt nghỉ ngơi, hạn chế hoặc tạm ngưng sử dụng các thiết bị công nghệ.
Các bác sĩ khoa khám bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết đây không phải trường hợp đầu tiên. Có rất nhiều người hỏng mắt do cận thị giả do đo kính ở những cửa hàng không đảm bảo chất lượng.
Chỉ cần nghỉ ngơi, bệnh sẽ tự hết
Nguyên nhân của cận thị giả là do mắt phải làm việc liên tục nhiều giờ liền mà không được nghỉ ngơi. Do đó, chỉ cần cho mắt nghỉ ngơi, điều chỉnh lại thời gian làm việc, hạn chế sử dụng đồ công nghệ và giữ khoảng cách mắt đúng sẽ làm mắt trở về trạng thái bình thường. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc bổ sung vitamin giúp cho đôi mắt đỡ mệt mỏi.
Nguyên nhân của cận thị giả là do mắt phải làm việc liên tục nhiều giờ liền (Nguồn: Internet)
Phó trưởng khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt Trung Ương, TS.BS Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết khi mắt có dấu hiệu mắt mờ, nhìn không rõ thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa về mắt để chẩn trị, không nên tự ý đến các cửa hàng kính đo mắt.
Theo Bestie
Tin cùng loại
- Những hiểu biết về bệnh Alzheimer
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố
- Trị chảy máu cam đơn giản tại nhà
- Hiểu về bệnh viêm xoang
- Ngáy và những điều bạn cần biết
- Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
- Người bị cường tuyến giáp không nên ăn gì
- Cách chống say xe hiệu quả
- Những tác hại của thói quen trùm kín chăn qua đầu khi ngủ
- Những dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ xã hội