Aspirin giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Người vừa bị thiếu máu não thoáng qua nếu dùng aspirin ngay lập tức sẽ hạn chế 70-80% nguy cơ tái phát đột quỵ nghiêm trọng.
Công dụng không ngờ của aspirin
Trong nhiều thế kỷ, con người đã biết sử dụng aspirin để chữa đau đầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại thuốc này còn mang đến nhiều lợi ích khác, trong đó có bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch và ung thư. Gần đây, công trình trên tạp chí The Lancet chỉ ra uống aspirin làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Aspirin giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ, những cơn đột quỵ nhỏ xuất hiện do lưu lượng máu đến não bị tắc nghẽn trong thời gian ngắn, thường không quá 5 phút; cảnh báo đột quỵ nghiêm trọng trong tương lai. Với mục đích tìm hiểu hiệu quả của aspirin với cơ thể sau cơn đột quỵ nhỏ, các nhà khoa học châu Âu đã nghiên cứu dữ liệu của 56.000 tình nguyện viên từ 15 thử nghiệm. Họ nhận thấy nguy cơ đột quỵ tăng cao nhất sau một cơn thiếu máu não thoáng qua song chỉ tồn tại trong vài ngày. Quan trọng hơn, apsirin có thể hạn chế 70-80% rủi ro đột quỵ tái phát.
"Phát hiện của chúng tôi khẳng định tác dụng điều trị khẩn cấp sau khi bị thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhỏ, đồng thời chứng minh aspirin là liều thuốc quan trọng nhất", người đứng đầu công trình là Peter Rothwell nói với Medical Daily. "Điều trị khẩn cấp bằng aspirin làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ tái phát. Thay vì chờ đợi đánh giá chuyên sâu, các bác sĩ nên kê aspirin ngay lập tức nếu bệnh nhân bị thiếu máu thoáng qua hay đột quỵ nhỏ".
Khuyến cáo nên uống aspirin nếu nghi ngờ bị đột quỵ
Khoảng 10-15% người trải qua đột quỵ nhỏ sẽ bị đột quỵ nghiêm trọng trong vòng 3 tháng. Nhiều nghiên cứu từng kết luận đột quỵ nhỏ rút ngắn tuổi thọ con người do bệnh nhân không tìm kiếm sự chăm sóc y tế hoặc nếu có cũng chờ đợi vài ngày. Một nửa trường hợp tái phát đột quỵ sau cơn đột quỵ nhỏ bắt nguồn từ lý do này. Rothwell kết luận: "Khuyến khích người bệnh uống aspirin nếu nghi ngờ bị đột quỵ nhỏ có thể giúp giải quyết tình trạng trên, đặc biệt khi dịch vụ cấp cứu không sẵn"
(Theo Vnexpress)
Tin cùng loại
- Những hiểu biết về bệnh Alzheimer
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố
- Trị chảy máu cam đơn giản tại nhà
- Hiểu về bệnh viêm xoang
- Ngáy và những điều bạn cần biết
- Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
- Người bị cường tuyến giáp không nên ăn gì
- Cách chống say xe hiệu quả
- Những tác hại của thói quen trùm kín chăn qua đầu khi ngủ
- Những dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ xã hội