3 loại thực phẩm không nên ăn lại
Thức ăn thừa để lâu có thể chuyển hóa thành những chất độc hại, do đó dù có tiếc thế nào cũng không nên ăn lại những thực phẩm dưới đây.
Chúng ta chẳng ai muốn ăn lại thức ăn còn thừa tuy nhiên vào những lúc quá bận rộn thì thực phẩm thừa quả là "vị cứu tinh hoàn hảo". Tuy nhiên, có những loại thực phẩm bạn nên vứt đi nếu chưa ăn hết bởi nếu để lâu, có khi chỉ vài ba tiếng chúng cũng có thể chuyển hóa thành những chất độc hại, không tốt cho sức khỏe chút nào.
1. Dầu thực vật
Dầu ăn đứng đầu trong danh sách những thực phẩm không nên ăn lại. Sử dụng lại dầu ăn có thể làm bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc thậm chí ung thư. Hâm lại các loại dầu không bão hòa như dầu đậu nành, dầu canola, dầu hướng dương… có thể làm chúng tiết ra một hợp chất rất độc hại là HNE và theo các nghiên cứu thì chất này có liên quan đến các bệnh rất nguy hiểm như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh Huntington.
Sử dụng lại dầu ăn có thể làm bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc thậm chí ung thư (Nguồn: Internet)
2. Cơm
Cơm luôn là một thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Và thông thường thì các bà nội trợ cảm thất rất tiếc khi phải đổ đi phần cơm thừa, tái sử dụng chúng trong món cơm chiên, cơm cháy phơi khô… Tuy nhiên việc này đã vô tình "làm hại" đến sức khỏe gia đình bạn.
Trong gạo có thể chứa các bào tử của vi khuẩn có hại mà vẫn có thể sống sót qua quá trình nấu (Nguồn: Internet)
Trong gạo có thể chứa các bào tử của vi khuẩn có hại mà vẫn có thể sống sót qua quá trình nấu. Nếu cơm không được bảo quản ở đúng nhiệt độ, các bào tử sẽ lan rộng và nhân lên, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa khi ăn. Việc hâm nóng cơm cũng chẳng thể tiêu diệt các bào tử này vì vậy tốt nhất là ăn hết cơm sau khi nấu. Không nên để cơm ở nhiệt độ phòng quá một giờ bởi càng để lâu thì cơ hội cho những bào tử nguy hiểm lây lan càng tăng.
3. Rau
Một hiểu lầm phổ biến đó là mọi người cho rằng hâm lại sẽ làm rau trở nên độc hại tuy nhiên, thực tế vấn đề lại nằm ở khâu bảo quản. Rau củ còn thừa nên cho vào nơi có nhiệt độ từ 4oC trở xuống, nếu trữ rau khoảng trên 12 tiếng nên đông lạnh chúng. Lý do là do trong các loại rau như xà lách, rau bina, cần tây có chứa lượng lớn nitrate. Ở nhiệt độ phòng, nitrate kết hợp với những vi khuẩn xâm nhập sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này rất có hại với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây rối loạn máu, đau đầu, khó thở và co giật.
Rau củ còn thừa nên cho vào nơi có nhiệt độ từ 4oC trở xuống (Nguồn: Internet)
Theo Afamily
Tin cùng loại
- 7 sự thật thú vị không phải ai cũng biết về thức uống tăng lực quốc dân - Red Bull
- Dinh dưỡng nào có lợi cho não bộ
- Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì nên ăn để thai nhi khỏe mạnh
- Những loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
- Thực phẩm cho trẻ tăng cân nhanh
- 5 thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe
- 3 lưu ý khi ăn trứng gà mà bạn cần biết
- Nước cà rốt tươi có phải là thần dược?