Súc miệng nước muối - những lưu ý cần biết
Súc miệng bằng nước muối rất tốt cho răng miệng, nhưng lạm dụng quá đà cũng gây tổn hại tới cơ thể. Dưới đây là những lưu ý khi súc miệng bằng nước muối mà bạn cần biết.
Việc rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, việc dùng nước muối cũng có những lưu ý nhất định mà bạn nên biết trong quá trình sử dụng.
Không dùng nước muối nồng độ cao
Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau…Tuy nhiên, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì cho rằng sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đây là sai nghiệm trọng bởi nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, thậm chí còn gây thừa muối trong cơ thể.
Súc miệng trước khi súc họng
Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng. Đối với người bị viêm họng, nên súc họng ba giờ một lần, súc họng trước và sau khi ngủ.
Súc miệng lại bằng nước lọc
Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối, bạn nên súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Pha nước muối sinh lý đúng cách
Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho bạn. Nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % - 9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với chúng ta. Bạn có thể mua ở bất kỳ các hiệu thuốc nà. Nếu muốn tự pha, bạn có thể áp dụng cách pha với tỷ lệ: 1 lít nước sôi để nguội pha với 9 g muối.
Không dùng nước muối nồng độ cao
Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau…Tuy nhiên, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì cho rằng sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đây là sai nghiệm trọng bởi nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, thậm chí còn gây thừa muối trong cơ thể.
Súc miệng trước khi súc họng
Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng. Đối với người bị viêm họng, nên súc họng ba giờ một lần, súc họng trước và sau khi ngủ.
Súc miệng lại bằng nước lọc
Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối, bạn nên súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Pha nước muối sinh lý đúng cách
Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho bạn. Nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % - 9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với chúng ta. Bạn có thể mua ở bất kỳ các hiệu thuốc nà. Nếu muốn tự pha, bạn có thể áp dụng cách pha với tỷ lệ: 1 lít nước sôi để nguội pha với 9 g muối.
Tin cùng loại
- Những hiểu biết về bệnh Alzheimer
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố
- Trị chảy máu cam đơn giản tại nhà
- Hiểu về bệnh viêm xoang
- Ngáy và những điều bạn cần biết
- Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
- Người bị cường tuyến giáp không nên ăn gì
- Cách chống say xe hiệu quả
- Những tác hại của thói quen trùm kín chăn qua đầu khi ngủ
- Những dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ xã hội