Lợi ích và tác hại của cà phê
Cà phê mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến những tác hại tiêu cực.
Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người trên thế giới. Ước tính toàn cầu tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách cà phê mỗi ngày.
Cà phê tốt cho sức khỏe
Sự tỉnh táo về tinh thần: Uống cà phê và các đồ uống có chứa caffeine giúp tăng sự tỉnh táo và hoạt động tư duy hiệu quả hơn.
Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng: Một số nghiên cứu cho thấy uống nhiều hơn 3 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư trực tràng.
Ngăn ngừa bệnh Parkinson: Có bằng chứng cho thấy những người uống đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, cola làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngăn ngừa sỏi mật: Cung cấp ít nhất 400 mg caffeine mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật phát triển.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2: Uống cà phê có chứa caffeine làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cho thấy người lớn Nhật Bản người uống 3 tách cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người chỉ uống một ly mỗi ngày hoặc ít hơn là 42%.
Giảm bệnh gout: Cà phê làm giảm triệu chứng bệnh gout bằng cách giảm nồng độ acid uric trong máu. Uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gout.
Tác dụng không mong muốn của cà phê
Cà phê có chứa caffeine có thể gây ra chứng mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn. Uống nhiều cà phê sẽ thúc đẩy việc tăng sản xuất các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrine và norepinephrine. Những hóa chất này làm tăng nhịp tim, huyết áp và căng thẳng. Tiêu thụ caffeine có thể làm tăng huyết áp ở những người đã bị cao huyết áp.
Nhiều axit được tìm thấy trong hạt cà phê có thể gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit. Uống cà phê cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột non, gây tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
Trào ngược axit và ợ nóng có thể được gây ra bởi cà phê do cách nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới (các cơ vòng này sẽ đóng kín lại sau khi chúng ta ăn để ngăn không cho thức ăn và axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản).
Uống cà phê không lọc có thể làm tăng cholesterol trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Có một số lo ngại rằng uống nhiều hơn 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể không an toàn cho người bị bệnh tim. Đối với những người không có bệnh tim, uống vài tách mỗi ngày dường như không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Uống nhiều cà phê có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và nữ giới.
Cà phê có thể an toàn cho phụ nữ mang thai nếu uống 2 cốc cà phê mỗi ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, uống nhiều hơn có thể tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ cân.
Uống 1 hoặc 2 ly cà phê mỗi ngày an toàn đối với các bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh nhưng caffeine với số lượng lớn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây khó ngủ và khó chịu.
Cà phê không an toàn cho trẻ em. Các tác dụng phụ liên quan với caffeine thường nặng hơn ở trẻ em hơn người lớn.
Uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu. Điều này có thể làm suy yếu xương. Nếu bạn bị loãng xương, hạn chế tiêu thụ caffeine ít hơn 300 mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê).
BS. Lê Nguyễn Khánh Duy
Theo VnEpress
Tin cùng loại
- 7 sự thật thú vị không phải ai cũng biết về thức uống tăng lực quốc dân - Red Bull
- Dinh dưỡng nào có lợi cho não bộ
- Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì nên ăn để thai nhi khỏe mạnh
- Những loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
- Thực phẩm cho trẻ tăng cân nhanh
- 5 thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe
- 3 lưu ý khi ăn trứng gà mà bạn cần biết
- Nước cà rốt tươi có phải là thần dược?